Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Cái Lổ Chó


Tản Mạn

Cái Lổ Chó-

Quê hương – nơi tôi sinh ra và lớn lên, chưa hẳn ai cũng được một kỹ niệm đẹp và tròn trịa với quê hương của mình. Bạn tôi có đứa sinh ra trên mảnh đất này nhưng không lâu sau thì phải theo bố mẹ đi dến những vùng miền khác trên đất nước này cũng vì mưu sinh cuộc sống – Bố mẹ muốn cho con cái điều kiện tốt hơn. Cũng bạn tôi, có những đứa mới quen sau này khi nó theo ông bà, bố mẹ đến mảnh đất này. May mắn hơn tôi từ nhỏ được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ấy, phải đến lúc đi học TP HCM  thì tôi mới bắt đầu những chuyến đi xa từ ấy và dần xa mãi với quê hương mình.
Nghị Đức quê tôi ngày ấy và bây giờ, mọi thứ đã khác hẳn, khác theo nhiều cách nghĩ nữa. Quy luật vận động không ngừng của vạn vật đã chứng minh trên quê hương tôi đã thay đổi như thế nào. Thật hào nhoáng với đường nhựa thẳng tắp, lán bóng, khu công nghiệp mọc lên,trụ sở Ủy Ban được xây mới, trường học hiện đại khang trang hơn và đạt chuẩn quốc gia. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trên mảnh đất này với vô số các máy móc thiết bị cơ giới hiện đại phục vụ cho nông nghiệp. Công nghệ thông tin truyền thông cập nhật với các thiết bị, dịch vụ rất tốt và Internet đã phổ biến trên toàn xã. “Tất cả những gì cảm nhận về mặt nổi của quê hương tôi là như thế” – Hạnh phúc thay khi quê nhà đã đổi mới!
Nhưng vẫn còn đâu đó rất nhiều hình ảnh mặt trái đang tồn tại, tôi không nói một cách sách vở như cách nhìn nhận mặt trái xã hội của  nhiều người viết nào là tiêu cực, tệ nạn, lối sống tha hóa, bất công…




Cái LỔ CHÓ  - Ảnh tháng 07/2012

Hiếm có dip về quê nên tôi chỉ tản mạn với những phông ảnh đẹp mà tôi đã tự tìm cho mình. Trong một buổi chiều nắng vàng thật đẹp tôi thong dong thả bộ trên con đường đã được nhựa hóa cách đây không lâu. Ngang qua trụ sở UBND thật hoành tráng được xây dựng lại từ một nhà trụ sở làm việc củ nát. Cái nhà làm việc ngày ấy được đầu tư cùng thời với đống gạch vụn mà tôi vừa ghi lại được. (Sân vận động được xây dựng đối diện UBND xã). Thôi rồi, còn đâu một sân vận vận động hoành tráng, kích thước chuẩn nhất trong các sân trong huyện, một cửa bán vé xem các trận thư hùng. Các giải đấu diễn ra thường xuyên nơi đây như là: giải vô địch huyện, giải vô địch tổ chức cho các thôn trong xã, các trận giao hữu cũng diễn ra thường xuyên hơn. Ngày đó lượng khách đến sân vận động rất lớn ước tính 5 000 người/ trận. Với dân số địa phương không lớn khoản 10 000 nhân khẩu Nghị Đức thời ấy. Có thể nói đúng nghĩa bóng đá làn món ăn tinh thần cho những người nông dân lam lũ khổ cực với ruộng đồng, là môn thể thao chuộng nhất cho lứa chúng tôi. Tôi chơi bóng đá cũng được, và cùng với anh em trong nhóm là những cầu thủ nòng cốt cấp xã – thật hãnh diện với bóng đá phong trào ngày ấy.
Mãi mê say sưa với quá khứ, chợt nhìn lại bức ảnh – lòng buồn rời rợi, cảm giác tiếc nuối, pha lẫn sự mâu thuẩn. Quá trình vận động đi lên sao không vùi dập luôn cái củ của ngày hôm qua, để làm gì thêm đau đớn cho những ai đã từng gắng liền với nó. Một khu dân cư mới mọc lên ngay trên phần lớn sân vận động. Sao không vùi dập để xây dựng lại một sân vận động mới để tạo một môi trường cho thế hệ trẻ hiện nay. Hay ít nhất cũng phải tu sữa nâng cấp lại những chứng cứ đầy tự hào của dân ta. Sân bóng bây giờ chỉ còn lại diện tích bằng 1/3 ngày xưa, và sắp sửa bị xóa sổ khỏi bản đồ địa phương và mọc lên có thể là những công trình gì đó. Sân bóng bây giờ là đường đi tắc của bà con trong xóm, là nơi chăn trâu bò, là nơi phơi nông sản khi mùa vụ đến, là nơi chỉ đến nhìn lại một phần tường rào còn sót lại với cái LỔ CHÓ. Không một trận bóng nào được tổ chức ở những năm gần đây ( từ khi khu dân cư mọc lên).
Mọi cái vẫn tồn tại ngay trước sự thờ ơ các người lãnh đạo địa phương, Phong  trào đã đi xuống hẳn rồi, có lẽ thể thao văn hóa không phải là chủ đề quan tâm của tầng lớp cán bộ hiện giờ. Những trận bóng đá ngày trước đem lại cho nhân dân sự đoàn kết, thân ái,  đồng tình với chính quyền. Một yếu tố quan trọng là bóng đá đưa chúng ta lại gần nhau hơn, thanh thiếu niên không tụ tập đàn đúm sinh ra nhậu nhẹt, trộm cắp, hút chích… Và hậu quả đã được chứng minh rỏ trật tự  tại địa phương đang báo động.
Hãy xem xét lại hởi những cán bộ có trách nhiệm với gia đình và xã hội!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét