Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012


Vụ “cá cược lịch sử” của Bộ trưởng Thăng!


Sau Hội nghị Trung ương 6 lại tiếp theo Kỳ họp 4 QH với các vấn đề lớn của đất nước làm cho tin thông xe tuyến cao tốc Mai Dịch – Bắc hồ Linh Đàm vượt kế hoạch 15 tháng lọt thỏm đi, dù nó là một sự kiện lớn, rất lớn… 
Có thể nói, sự kiện thông xe con đường trên cao dài nhất Việt Nam không chỉ mang lại giá trị kinh tế rất lớn, giảm bớt sự ức chế của người dân về tình trạng ách tắc giao thông hiện nay mà còn là thông điệp của Bộ Giao thông Vận tải đối với một vấn đề rất bức xúc lâu nay.
Còn nhớ ngày mới nhậm chức, Bộ trưởng Đinh La Thăng và một số tân bộ trưởng có những tuyên bố được dư luận khi đó đồng tình, ủng hộ. Đã có nhiều bài báo hi vọng về một thế hệ bộ trưởng mới trẻ trung, năng động như Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến…
Tuy nhiên, có lẽ do sự nóng vội, chưa lường hết những phản ứng của dư luận cũng như tâm tư của nhân dân, Bộ trưởng Thăng khi đó đã đề xuất một số biện pháp ít được lòng dân. Và hậu quả, những dự án như thuế sử dụng xe cá nhân hay thay đổi giờ học… đã gặp sự phản ứng dữ dội từ dư luận và cuối cùng, không được chấp nhận.
Khi đó, mình đã rất lo Bộ trưởng Thăng sau cú vấp váp mà nhụt nhuệ khí. Trên một bài viết cá nhân, mình đã nhắn nhủ rằng một chính khách, điều tệ hại nhất là thiếu sự kiên định, sớm nhụt ý chí. Một nhà chính trị nếu thấy mình đúng, một ngàn người chứ cả một triệu người không đồng tình cũng không bỏ cuộc và ngược lại. Càng đáng lo ngại hơn sau “cú” đó, hàng tháng trời thấy Bộ trưởng im lặng.
Thế nhưng hình như thay bằng những tuyên bố “động trời”, Bộ trưởng Thăng một mặt xem lại những quyết định có phần vội vã của mình, một mặt vẫn âm thầm thực hiện ý tưởng. Hiệu quả là hiện nay, tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông giảm đi rõ rệt. Hàng loạt các công trình thi công dang dở đã và đang về đích trước thời hạn như Nhà ga sân bay Đà Nẵng, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, Dự án khôi phục cải tạo QL 20, Nhà ga T2 Sân bay Nội Bài...
Gần đây nhất là tuyến đường cao tốc Mai Dịch – Bắc Linh Đàm bằng vụ “cá cược lịch sử” của ngành giao thông vận tải.
Trong một lần lảm việc với Bộ trưởng Thăng, Tổng GĐ Tổng Cty xây dựng Thăng Long Phan Quốc Hiếu và Tổng GĐ Cienco 8 Vũ Hải Thanh “đặt cược” nếu không hoàn thành trước 5 tháng, các ông sẽ xin từ chức. Đổi lại, Bộ trưởng Thăng cũng hứa sẽ thưởng lớn nếu vượt tiến độ.
Thật vui, Bộ trưởng là người… thua cuộc! Không chỉ sớm hơn 5 tháng, công trình đã về trước thời hạn tới 15 tháng.
Giờ đây, Bộ GTVT chắc đang đau đầu vì thưởng như thế nào cho xứng đáng bởi chỉ tính kinh tế, việc hoàn thành sớm này đã mang lại cho đất nước số tiền có thể là hàng triệu USD/tháng.
Vẫn biết số tiền thưởng sau này chắc chỉ có tính chất tượng trưng nhưng nó mang lại cho ngành giao thông vận tải một phần thưởng còn lớn hơn rất nhiều, đó là niềm tin và sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Đây có thể nói là một “trận thua danh giá” của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Dư luận rất mong Bộ trưởng Thăng tiếp tục có các cuộc “cá cược” tương tự, ví dụ như đối với đường vành đai 2,5 chẳng hạn. Con đường này đã từng có kế hoạch thông xe vào dịp Kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long nhưng cho đến nay, vẫn “án binh bất động”.
Tuy nhiên, có lẽ không chỉ với Bộ trưởng GTVT, nhân dân còn mong muốn các thành viên Chính phủ khác có nhiều cuộc “cá cược” tương tự.
Ví như Bộ trưởng Tài chính có dám “cá cược” cắt bỏ những khoản chi “vô tội vạ” để đảm bảo tăng lương theo đúng lộ trình hay bình ổn giá cả từ nay đến hết năm 2013 chẳng hạn?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có dám “cá cược” sẽ giữ lãi suất như hiện nay đến một thời điểm nào đó hay giải thích nếu không có "lợi ích nhóm", tại sao giá vàng trong nước lại cao hơn giá vàng thế giới hàng triệu đồng/lượng và đặt “cá cược” cho thời điểm đưa giá vàng trở lại tương đương?
Rồi Bộ trưởng Nội vụ có dám “cá cược” xóa bỏ chạy chức, chạy quyền? Bộ trưởng GD&ĐT có dám “cá cược” giảm tải và xóa bỏ dạy thêm, học thêm? Bộ trưởng Y tế có “cá cược” thời hạn giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên 2 người/giường?...  
Có lẽ tất cả chúng ta đều mong chờ những vụ “cá cược” như ở Bộ GTVT vừa qua và đều có chung một mong muốn là tất cả các thành viên Chính phủ cùng hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, phải không các bạn? 
Nguồn Blog  Dân Trí.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012




NGHỊ ĐỨC – 1998’S FRIENDLY GROUPS







DỰ ÁN


1.    Ý TƯỞNG

Thời học sinh chúng ta đã xa qua rồi, sau những năm phổ thông thì mọi người đã không còn gặp gỡ thường xuyên nữa. Bước ngoặc cuộc đời từ đó cho mỗi định hướng và suy nghĩ riêng của mọi người. Từ mảnh đất Nghị Đức ấy những cánh chim bắt đầu bay theo muôn ngã với những định hướng có sẵn, những ý nghĩ bộc phát của những chú chim non muốn thể hiện… Thoắc ẩn một cái nhiều phương trời mới được chinh phục, những cánh chim đã xây tổ cho mình ở môi trường mới khắc nghiệt hơn, tranh dành thức ăn khó khăn hơn. Cũng có những cánh chim không đi xa nơi ấy và có cả những cánh chim không thể tồn tại nổi ở môi trường mới và … đành quay về NƠI ẤY.
Xuất phát từ những cách trở địa lý, nhiều lần Trung tôi muốn tìm cách nào đó để chúng ta thường xuyên liên lạc nhau hơn. Cách đây khá lâu khi FB chưa phổ biến ở VN cũng như kiến thức truyền thông Internet còn kém. Trung muốn lập Forum để chúng ta thường xuyên được trò chuyện nhưng không mấy người ủng hộ. Sau một thời gian mọi thứ đã thay đổi nhiều, sống lại ý tưởng củ và thấy nhiều người tham gia FB nên mình đã tạo một Groups chỉ dành riêng cho chúng ta.
Nơi đây chúng ta có quyền nghĩ về một nhóm bạn củ thân ái, đoàn kết, gắn bó, ủng hộ, tương trợ  nhau hàng ngày bằng những chia sẽ, đóng góp tích cực, không hạn chế vật chất hay tinh thần…
Mong mọi người ủng hộ và hưởng ứng !!!

2.    MỤC ĐÍCH

Qua những chia sẽ trên mong tất cả các bạn ủng hộ mục đích :
“Nơi đây chúng ta có quyền nghĩ về một nhóm bạn củ thân ái, đoàn kết, gắn bó, ủng hộ, tương trợ  nhau hàng ngày bằng những chia sẽ, đóng góp tích cực, không hạn chế vật chất hay tinh thần…”
Và hẳn là trong tương lai gần không ai có thể nói rằng  “ Tôi rất ổn” - mãi được. Và không thiếu nhiều người muốn gặp và chia sẽ điều gì đó với bạn mình.
Hãy đến đây! Để xây dựng lại Nhóm chúng ta là một tập thể bền vững và nhiều thành tựu trong tương lai bằng những chia sẽ góp ý, hành động thiết thực.
Để lại một hình ảnh đẹp trong mọi người, các bậc bố mẹ ta rằng chúng ta có một tình bạn đẹp. Là hình ảnh để dạy dỗ con chúng ta về mai sau.
Và những đóng góp tích cực cho xã hội !

3.    HOẠT ĐỘNG.
Thời gian tới Trung sẽ xây dựng nhiều chương trình hành động cụ thể mong cá bạn góp ý. Nhiều ý tưởng hoạt động đã được viết ra trong đầu mình rồi nó đang nóng muốn chảy ra ngay bây giờ nhưng chưa thể khi các bạn chúng ta góp mặt chưa đầy đủ.

+         Chỉ tiêu hoạt động đầu tiên của Groups.
Tiến độ đến ngày 20/11/2012 chúng ta phải kêu gọi hết bạn bè củ chúng ta tham gia FB. Và Trung sẽ thông qua kế hoạch đầu tiên mà chúng ta muốn hướng tới, mong mọi người ủng hộ.
Để hiện thực hóa bước này Trung sẽ trực tiếp vận động các bạn nam và tạo sẵn những trang cá nhân và hổ trợ truy cập cho những bạn chưa tham gia, nhất là mấy thầy giáo ở nhà...
                    Tất cả hãy hưởng ứng và hành động đi !

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY


GIÁO DỤC VIỆT NAM

 Cứ đạt chuẩn là… có chất lượng:

Sản phẩm hàng hóa trước khi tung ra thị trường trong và ngoài nước bao giờ cũng qua khâu kiểm định chất lượng một cách rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. Các chỉ số về chất lượng của hàng hóa làm nên thương hiệu của sản phẩm. Người kiểm định chất lượng không phải là nhà sản xuất, mà là một cơ quan độc lập. Thế là thuật ngữ “đạt chuẩn” ra đời. Thuật ngữ này dần lấn sân sang lãnh vực khác, đặc biệt là Giáo dục.

Trường đạt chuẩn Quốc gia, chuẩn ISO, chuẩn Quốc tế, rồi chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giáo viên, chuẩn học sinh, chuẩn lên lớp, chuẩn kiến thức kỹ năng…Muôn vàn cái chuẩn đang hàng ngày, hàng giờ sinh sôi, nảy nở trong từng tế bào, thớ thịt của cơ thể Giáo dục. Chúng hành hạ, làm hao tổn sức lực con người, gây lãng phí tiền của Nhà nước.

Mỗi một “chuẩn” được học tập từ nước ngoài về được các chiến lược gia giáo dục nhào nặn lại cho phù hợp với thể trạng con người, phù hợp với vùng miền, phù hợp với tình hình đất nước…nói chung là phù hợp với nền giáo dục truyền thống của dân tộc. Thế là Thông tư này, Chỉ thị kia, Quyết định nọ được thay nhau…Sau đó là một đội ngũ giáo viên khăn gói lên đường tập huấn. Từ nay có chuẩn rồi nhé! Cứ thế mà làm.

Hành trình “đi tìm Chuẩn” trong giáo dục đơn giản chỉ là thế. Sự giản đơn để làm dễ  hiểu một vấn đề phức tạp trong học thuật là năng khiếu của sự truyền đạt. Tuy nhiên, đơn giản hóa một cách làm để mong có kết quả tốt đối với vấn đề hệ trọng của đất nước, thì tôi e là thật… lâm nguy. Chuẩn mà giáo dục đang áp dụng tràn lan là một liệu pháp tinh thần nhằm trấn an dư luận về tình trạng xuống dốc của giáo dục nước nhà mà thôi. Chứ thực tế là nó càng làm cho bức tranh của ngành đã rối lại càng rối.

Thực tế các tiêu chuẩn mà chúng ta học tập được từ nước ngoài là nguồn tư liệu quý giá mang tính định hướng. Ở đất nước bạn, đơn vị đứng ra để đo đạc các tiêu chí đó là cơ quan kiểm định chất lượng độc lập, có uy tín, được xã hội tin tưởng đặt niềm tin. Vì vậy, những kết luận của họ được thừa nhận tuyệt đối. Kết luận của các cơ quan kiểm định khách quan này đối với bất kỳ một cơ sở giáo dục nào, luôn được mọi người quan tâm. Nó có thể là một lời khẳng định thương hiệu, cũng có thể là dự báo cần phải thay đổi, thậm chí người đứng đầu giáo dục phải từ nhiệm.

Còn chúng ta, áp dụng chuẩn hết sức máy móc, đơn điệu, người làm cũng là người kiểm định chất lượng. Chúng ta ngộ nhận tai hại rằng kiểm định chất lượng là liều thuốc có thể chữa bách bệnh mà quên rằng nó chỉ là công cụ, chưa nói công cụ đó phải được giao vào tay ai trong cuộc chiến phân định trắng/đen của chất lượng.

Kết luận về Chuẩn của một cá nhân hay tập thể trong ngành giáo dục là cực kỳ quan trọng. Trường này đạt chuẩn, trường kia chưa đạt, giáo viên này chuẩn, hiệu trưởng kia chỉ loại trung bình…Các kết luận như vậy mặc nhiên và nhan nhản, không tác động mảy may gì đến đối tượng được kết luận. Vì chúng ta chưa có những chế tài thật sự.

Vậy thì nguồn căn của sự thành bại trong áp dụng chuẩn là tính nội tại bên trong, điều này được ví như “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, như vẻ đẹp lung linh về tâm hồn. Tại sao chúng ta máy móc cứ chạy theo chuẩn, phải đạt chuẩn, trên chuẩn mà chúng ta không quan tâm đến nỗi hổ thẹn, tính tự chịu trách nhiệm của những người quản lý giáo dục?

Nếu các cơ sở giáo dục nhiệt tình, có trách nhiệm, có tâm, suốt cuộc đời gắn bó và cống hiến cho sự nghiệp mình đã chọn, thì tôi nghĩ việc đạt chuẩn và trên chuẩn là rất bình thường. Vì vậy, việc có chế tài sau khi kiểm định cộng với việc tăng cường hơn nữa tính tự chịu trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ sở giáo dục, theo tôi nghĩ, là then chốt làm nên chất lượng giáo dục.

Còn hiện nay, giữa các cơ sở giáo dục vẫn còn tình trạng “cá mè một lứa”. Tình trạng này là vấn nạn âm ỉ, vô hình nhưng có tác dụng ghê gớm làm nản lòng những nhà giáo dục chân chính.

 Đầu tư nguồn lực vật chất để mong thay đổi chất lượng giáo dục

Để cứu một ngân hàng đang trên bờ vực phá sản, những người có trách nhiệm thường dùng giải pháp “bơm” tiền. Để nâng mức sống cho người dân, nhà nước thường đầu tư chung cư, nhà cho người thu nhập thấp, đường sá, bệnh viện, trường học…Nói chung dùng nguồn lực vật chất để làm đòn bẩy mong tạo ra cái mới có chất lượng hơn.

Đầu tư về vật chất là dễ dàng như cấp nhà cho người nghèo, như hỗ trợ ODA không hoàn lại. Nhưng nếu nghĩ rằng đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường để ngay lập tức chất lượng được nâng lên, theo tôi, là quan điểm quá ngộ nhận của những nhà quản lý của chúng ta hiện nay.

Đã bao giờ chúng ta thử tìm câu trả lời cho những thắc mắc: tại sao những con ngoan trò giỏi, những thủ khoa đại học phần đông là con của người dân lao động, có gia cảnh khó khăn? Cơ sở vật chất của các trường phổ thông ở phía Bắc nhìn chung còn thua xa các trường ở phía  Nam, nhưng chất lượng đỗ đại học các trường phía Bắc vẫn hơn hẳn phía Nam? Cả nước có gần cả trăm trường THPT chuyên, được đầu tư cơ sở vật chất rất khang trang và hiện đại…nhưng có tỉnh vẫn thật sự chưa thu hút học sinh vào học, thực tế này nói lên điều gì ?

Đứng trước ngộ nhận tai hại đó, tại “ Hội thảo khoa học tri thức thủ đô với việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020” được tổ chức ngày 29/9/2012 tại Hà Nội,  PGS. TS Khổng Doãn Điền đã chỉ ra: Giáo dục trong những năm chiến tranh với điều kiện rất khó khăn nhưng một thế hệ học trò vẫn trưởng thành và thành đạt : “Hồi đó dù trường không ra trường, lớp không ra lớp nhưng vì thầy ra thầy nên trò ra trò”. Ông Điền còn đề nghị việc đổi mới giáo dục phải nên từ yếu tố con người.

Đúng vậy, chất lượng giáo dục phải xuất phát từ yếu tố con người. Người thầy là quan trọng nhất. Đầu tư cho nguồn lực vật chất, chương trình, sách giáo khoa  cho giáo dục là cần thiết nhưng chưa cấp thiết, là điều kiện cần nhưng chưa đủ, chỉ đủ làm nên hình hài chứ chưa làm nên cốt cách tâm hồn. Ngoài ra, việc ngộ nhận này còn xuất phát từ tâm lý của các cấp lãnh đạo muốn xây dựng trường lớn, trường đạt chuẩn…và điều này càng thôi thúc các nhà quản lý nhà nước hơn, khi mà vấn nạn tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi. 



 Muốn có chất lượng phải cải cách từ từ

Giáo sư Thomas J.Vallely cho rằng việc giáo dục Việt Nam chậm đổi mới có nguyên nhân từ một số vị giới chức cấp cao. Ông dẫn ra dẫn chứng khá mỉa mai: "Mỗi lần tôi gặp một quan chức Việt Nam đề cập đến việc cải cách, thì đều nhận được câu trả lời “sẽ cải cách từ từ”. Và nếu mỗi lần như vậy cho tôi 1 đô la, thì bây giờ tôi đã là người giàu có…"

Việt Nam không thiếu người am hiểu về Giáo dục, có thể khẳng định như vậy. Tuy nhiên, chúng ta thiếu người biết lắng nghe, điều này là một thực tế. Từ đầu năm 2000 đến nay có rất nhiều kiến nghị, góp ý nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Nhiều ý kiến tâm huyết, kết tinh của quá trình nghiên cứu khoa học không mệt mỏi của các trí giả trong và ngoài nước. Các đề án kiến nghị được soạn thảo rất công phu, mang tính khoa học và thực tiễn cao của các học giả nổi tiếng được gửi đến cơ quan Đảng và Nhà nước như:

+ của Giáo sư Hoàng Tụy và các cộng sự: Đề án “Kiến nghị của hội thảo về chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục”.

+  của trí giả Việt kiều Vũ Quang Việt và cộng sự: Đề án “Sử dụng trí thức Việt kiều để xây dựng giáo dục đại học chất lượng cao tại Việt Nam”.

Và hàng loạt những nhà khoa học khác có am tường về Giáo dục Việt Namnhư : Nguyễn Đăng Hưng, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Phan Đình Diệu, Phạm Phụ, Phạm Toàn..v.v. thay nhau đăng đàn, thuyết giáo.

Đổi lại, các nhà lãnh đạo “vẫn bình chân như vại”, “người nói cứ nói và người làm cứ làm”, họa hoằn lắm mới có người nhếnh mép “phải thay đổi từ từ”.

Và để xoa dịu dư luận về sự xuống cấp của Giáo dục, lâu lâu chúng ta lại “hâm nóng” đề tài này bằng các cuộc hội thảo quy mô, như Hội thảo vừa rồi của trí thức Thủ đô với việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục VN giai đoạn 2012-2020.

Một bức tranh xám màu của giáo dục lại có dịp để vén tấm màn che lên, gây nhức nhói, đau buốt bằng những nhận định của những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục như:

+  GS Chu Hảo: “ Nền giáo dục của chúng ta hiện nay không phải là lạc hậu (đi đúng hướng nhưng đi chậm) mà là lạc đường”.

+ GS Hoàng Xuân Sính “vẽ” cụ thể một bức tranh trải ra trước mắt: Hệ phổ thông với thầy và trò suốt ngày dạy thêm học thêm. Hệ ĐH với những sinh viên chỉ muốn xả hơi sau 12 năm gò lưng               
         trên bàn học, đến mùa thi thì thì “đi thầy” để có bảng điểm tốt. Và một danh sách dài những gia đình chán ngán giáo dục nước nhà, tìm cách cho con ra nước ngoài học...

Có thể nói trong 12 năm từ tiểu học đến hết THPT - giáo dục của Việt Nam chỉ làm được việc dạy kiến thức, còn việc dạy người thì chưa làm được gì. GS Hoàng Tụy khẩn thiết: “Sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc phải có lựa chọn. Hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới. Hoặc là cương quyết thay đổi tư duy - thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển” (trích báo Dân trí, ngày 01/10/2012).

Nhưng tôi tin chắc rằng, sau hội thảo vấn đề vẫn… trở lại như cũ. Có chăng là một vài động thái nhỏ, mang tính “cải cách từ từ” lại tiếp diễn,đại loại như: đổi mới chương trình sách giáo khoa, rồi  thí điểm, phân luồng mạnh mẽ, tăng đầu tư ngân sách…

 Cách tuyển chọn và quản lý nhân sự hiện nay

Nếu con người là nhân tố quyết định mọi sự thành bại thì nền Giáo dục đã xác định đúng trọng tâm. Nhưng cách làm của chúng ta hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chẳng hạn, tiêu chuẩn lý lịch gia đình là không thể có chỗ đứng trong khoa học. Hay ông hiệu trưởng mà không có quyền sa thải một cô tạp vụ rót trà thì rất khó nói đến việc nâng cao chất lượng.

Chất lượng chuyên môn là ưu tiên hàng đầu để tuyển chọn con người làm giáo dục, bất kể người đó là người địa phương hay địa phương khác, người đó trong đảng hay ngoài đảng, người đó trong lãnh thổ Việt Nam hay nước ngoài… Miễn cá nhân đó giỏi về chuyên môn, học thuật  và am hiểu về tâm sinh lý con người. Khi chúng ta có trong tay những công cụ, “vũ khí” sắc bén nhất, chúng ta mới nghĩ đến mục tiêu chinh phục, nghĩ đến kết quả đạt được, nghĩ đến sản phẩm của ngành giáo dục.

Chúng ta nên nhớ sản phẩm của giáo dục là con người, mà con người trong thời đại hôm nay khác với con người trong quá khứ. Con người - sản phẩm làm ra của bất cứ nền giáo dục nào trên thế giới đều phải là con người toàn cầu (hay “công dân toàn cầu” chữ dùng của ông Lý Quang Diệu).

Thấm nhuần về việc sử dụng con người, GS Thomas J.Vallely cho rằng; ViệtNam phải đổi mới nhân sự trong giáo dục mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục. Nếu không làm điều này, Việt Nam khó có thể đổi mới đạt hiệu quả được. Việt Nam có nhiều nhà khoa học trẻ rất giỏi, họ đã rất thành công trong và ngoài nước. Cần dành chỗ đứng cho nhân sự khoa học. Mặc dù Nhà nước phải đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục, nhưng phải đổi mới về vấn đề này.

Tôi nhớ không nhằm trong Đại hội Đảng gần đây ở Trung Quốc, nước bạn nêu rõ quan điểm về nhân sự ở vị trí Bộ trưởng của các ngành chuyên về công nghệ, về thông tin truyền thông…không nhất thiết là người trong đảng. Một quan điểm rất rõ ràng. Người có trình độ chuyên môn cao cần phải được trọng dụng.

Việt Nam những năm gần đây cũng có chuyển mình trong việc tuyển chọn nhân sự cho ngành giáo dục, nhưng tư tưởng sính bằng cấp, người địa phương vẫn còn tồn tại. Thực tế đó dẫn đến việc những người lãnh đạo giáo dục không thực tài, thiếu tầm nhìn. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều hiến kế cách tân giáo dục vẫn chìm vào quên lãng. Giáo dục xuống dốc có nguyên nhân từ sự khủng hoảng một thời gian dài về nhân sự, về cách dùng người trong giáo dục.

Nói tóm lại, các ngộ nhận được GS trường Đại học Harvard nêu ra ở trên rất dễ nhận thấy trong nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên các cơ quan chức năng, những người chịu trách nhiệm vì lý do “tế nhị” nào đó, họ ngụy biện bằng những mỹ từ cố tình che đậy một sự thật…Phải chăng là “lợi ích nhóm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra? Nếu đúng vậy, thì những ngộ nhận về chất lượng giáo dục Việt Nam mà chúng ta đang dày công vun đắp là những ngộ nhận mang tính “cố tình”?

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Châu Phi trước cuộc đổ bộ của Trung Quốc


Châu Phi trước cuộc đổ bộ của Trung Quốc


Chương 1
-         Trăm kiểu ngược đãi



-Trong khi các quốc gia châu Phi ngửa tay vay tiền của Trung Quốc thì người lao động châu lục này khốn khổ dưới sự cai trị hãi hùng của các ông chủ người Trung Quốc.
Trong ánh chạng vạng ở thủ đô Harare (Zimbabwe), khu phức hợp còn hiện lên trong tầm mắt. Bên ngoài một bức tường an ninh cao, côn trùng nhảy nhót trong quầng sáng của một ngọn đèn pha khổng lồ. Những người đàn ông vẫn còn lao động khổ sở bên bộ khung của mấy khối nhà bê tông cao tầng.
 Đánh đập hoành hoành..
Khu vực công trình xây dựng Trường ĐH Quân sự của Zimbabwe còn ngổn ngang được bảo vệ nghiêm ngặt, nơi mà sự hiện diện của nó phát đi một thông điệp rõ ràng cho bất kỳ cuộc cách mạng tương lai nào. Một số người gọi nó là “trường tình báo quốc gia của Robert Mugabe (Tổng thống Zimbabwe)”. Thực chất nó là Trường ĐH Quân báo Zimbabwe. Và cái công trình xây dựng ở phía bắc thủ đô Harare này cũng trở thành cột thu lôi hút một sự oán giận sôi sục khác đối với tập quán lao động của TQ.
Được bao quanh bởi một vòng tường chạy dài một cây số qua những nơi từng là đất nông nghiệp, trường quân sự u tối đang được một nhà thầu TQ xây dựng. Người ta cáo buộc các quản lý của nhà thầu mang đến đất nước này “các hình phạt thân thể, điều kiện làm việc cùng khổ và tiền lương ít ỏi”.
“Những vụ đánh đập xảy ra rất thường xuyên”, một thợ mộc 28 tuổi mặc áo bảo hộ màu xanh da trời đang trở về nhà sau ca làm 14 tiếng đồng hồ kể, “Họ hành hạ bạn và nếu bạn mắc lỗi, họ đánh đập bạn. Hôm qua tôi thấy mấy người đàn ông bị nện. Một anh kêu lên: “Mấy ông không coi chúng tôi là con người”, tay TQ trả lời: “Mày nên đánh giá cao việc chúng tao đến đây để giúp đỡ mày”. Chúng đánh đập và sau đó sa thải anh ấy”.
Anh thợ mộc ước tính rằng có khoảng 600 công nhân Zimbabwe và 300 công nhân TQ làm tại công trường xây dựng. “Có 50 quản lý người TQ. Công nhân TQ có nhà cửa tốt đẹp bên trong, trong khi những người khác sống trong các khu lán gỗ ngay bên ngoài công trường. Người Zimbabwe và người TQ hiếm khi hòa hợp được với nhau. Họ không biết nói tiếng Anh, vì vậy chúng tôi phải sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Người TQ ăn xong đã đời, rồi ném cho chúng tôi chỗ đồ thừa” - anh thợ mộc nói.
Một công nhân từ chối tiết lộ danh tính khác cho biết có sự phân biệt đối xử tại công ty. Tại Lesotho, quốc gia ở miền Nam châu Phi, công nhân đình công rầm rộ đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Một chị công nhân kể: “Công nhân TQ và Lesotho không được đối xử bình đẳng. Người TQ là những người duy nhất nhận được lợi ích tại công ty này. Nhà ở trên công trường chỉ dành cho người TQ và một khu nhà ở như thế đang được hoàn thành cho người Lesotho, nam nữ ở chung, thậm chí phải chia nhau phòng tắm”.
Chị này cáo buộc rằng công nhân Lesotho uống nước lấy từ sông, trong khi đó công nhân TQ uống nước đóng chai. “Bác sĩ của công ty là một người TQ, không có khả năng giao tiếp với chúng tôi bởi vì ông không nói tiếng Anh” - chị nói tiếp. 
Nạn phân biệt đối xử
Các báo cáo về tình trạng ngược đãi của các quản lý thuộc nhà thầu TQ, Công ty Xây dựng kinh tế ở nước ngoài An Huy (AFECC), được công bố rộng rãi, bên cạnh đó là các khiếu nại cho rằng chính phủ Zimbabwe giả vờ không thấy bởi vì họ không thể để mất một đối tác có giá trị như vậy.
Trên đường đi làm ca đêm, một công nhân xây dựng Zimbabwe 26 tuổi kể: “Chúng tôi cố gắng đình công nhưng các nhà lãnh đạo bị đánh đập và sa thải. Chính phủ không hé môi một điều gì, mặc dù họ biết người Zimbabwe bị đánh đập. Tôi thấy chúng lột quần áo một số công nhân và lấy mũ bảo hiểm đánh họ. Một số người đã khóc”.
Các nhà báo cố gắng liên hệ với AFECC qua điện thoại và thư điện tử nhưng đã thất bại. Trang web của công ty này đề cập đến các dự án ở Bờ Biển Ngà, Mozambique và Zambia, và mô tả nhóm dự án xây dựng Trường ĐH Quân báo Quốc gia Zimbabwe đã nâng mức lương 4.570 USD cho một thợ mộc như thế nào (!).
Tại công ty khai thác kim cương của TQ ở Zimbabwe, một công nhân khai:“Các quản lý TQ tại công ty đã giao hợp người lao động qua hậu môn. Mặc dù ban quản lý hứa hẹn này kia, thủ phạm không bị trục xuất về TQ. Không có hành động nào được thực hiện”.
Ban quản lý công ty nói trên đã viết một bức thư xin lỗi ủy ban công nhân về vụ tấn công tình dục nhưng không nói gì về kế hoạch khắc phục.
Chưa hết, người ta còn cáo buộc công ty khai thác kim cương có những hành vi đáng xấu hổ khác như đào ủi nghĩa địa để mở đường đến hầm mỏ, ném phần hài cốt còn lại của người chết qua một bên chứ không chuyển đến một nghĩa trang mới.
Chính phủ Zimbabwe đã vay của TQ 98 triệu USD để xây dựng trường đại học này. Đổi lại, TQ sẽ kiếm lời qua việc khai thác các bãi kim cương ở Marange trong 20 năm. Cũng tại nơi này, một công ty TQ khác đã và đang khai thác bị cáo buộc vi phạm nhân quyền dưới hình thức quản lý người lao động kiểu nhà binh.
 Chính phủ thờ ơ, tổ chức nhân quyền lên tiếng
Trong khi chính phủ phớt lờ việc đồng bào mình bị chủ TQ đánh thì các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng. Báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền cáo buộc điều kiện làm việc thảm hại của công nhân tại các mỏ đồng giáp Zambia đã làm dấy lên sự ác cảm và nghi ngờ trong người dân Zimbabwe. Công đoàn Thương mại đã kêu gọi hành động và các thành viên của đảng cầm quyền Zanu-PF của ông Mugabe bày tỏ sự băn khoăn.
Ông Machisa, Giám đốc Hiệp hội Nhân quyền Zimbabwe, nói: “Chúng tôi được báo động, tình trạng vi phạm nhân quyền đến mức gây sốc trong các công ty do người TQ điều hành. Chúng tôi có bằng chứng thực tế gây sốc cho người dân Zimbabwe. Họ đang hành hạ thân thể và khủng bố tâm lý người lao động. Nhưng họ không bị truy tố, trừng phạt”.
Giải thích nguyên nhân của tình trạng này, ông Machisa cho rằng: “Việc Quốc hội phê duyệt một khoản nợ như vậy mà không cần lấy ý kiến người dân Zimbabwe là rất nghiêm trọng. Tại sao chúng ta ưu tiên xây dựng một trường đại học tình báo quân đội chứ không phải các trường đại học dân sự và bệnh viện?”.
Trong khi đó, Tổ chức Tự do dân sự Nigeria đã kêu gọi chính phủ liên bang nước này điều tra nội dung các cáo buộc đối với nạn hành hạ người Nigeria đang làm việc trong các công ty do nước ngoài, chủ yếu là TQ, sở hữu. Người đứng đầu tổ chức trên tại bang Akwa Ibom, ông Clifford Thomas, cho biết lời kêu gọi trên đã trở thành khẩn thiết trước tình hình ngày càng có nhiều vụ vi phạm nhân quyền, cụ thể là hành hạ người Nigeria đang làm việc trong các công ty này. Ông Clifford Thomas cho rằng một trong những công ty khét tiếng với những vụ vi phạm trắng trợn các quyền của người lao động Nigeria là Công ty Xây dựng và Cơ khí dân dụng của TQ (CCECC).
Theo báo cáo của cảnh sát mà người ta thu thập được từ đồn cảnh sát Ibesikpo hôm 28-3-2012, một người đàn ông tên Emaeyak Edem bị các nhân viên bảo vệ có vũ trang tấn công; người ta cáo buộc họ hành động theo lệnh của một ông chủ TQ mà ban đầu người ta xác định là ông Mor. Biên bản của bác sĩ I. Chike có đoạn: “Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện hôm 28-3-2012 khai bị bảo vệ đánh đập. Qua kiểm tra, phát hiện vết bầm tím sâu, sưng, rách đầy thân thể của bệnh nhân”.
Ông Thomas nói Edem là một tài xế xe ben, anh đến công ty để hỏi anh có thể ký hợp đồng cung cấp cát và các loại vật liệu cầu đường khác. Khi Edem đến đó, anh bị “một ông tên Mor, nhân viên TQ làm cho CCECC, ra lệnh cho một nhân viên bảo vệ của công ty ở Ibesikpo bắt cóc hôm 28-3-2012. Bọn chúng đưa anh ta đến sân của CCECC ở Mbierebe Akpawat, cách đó 8 km, chĩa súng. Tại sân, Mor xui mấy bảo vệ có vũ trang đánh đập Edem không thương tiếc, bắt anh nằm trên sàn nhà nóng hầm hập, ngửa mặt anh lên và nện anh cho đến khi nạn nhân mê man ngất đi hồi 2 giờ chiều cùng ngày”.
Với những gì xảy ra như trên nhưng người TQ cho rằng nguyên nhân của vấn đề là do khác biệt về văn hóa. Một người TQ nhập cư tên là Li Chen, 29 tuổi, nói: “Nếu mọi người ngồi xuống, nói chuyện và hiểu nhau, vấn đề sẽ thay đổi”. Liệu thực tế có thật như vậy?






Chương 2
Phản kháng trong vô vọng


Tức nước vỡ bờ, những người cùng khổ châu Phi đã đứng lên phản kháng lại giới chủ người Trung Quốc.
Nhưng rồi phản kháng của họ tỏ ra yếu ớt trước “ách thực dân mới” và cả trước thái độ làm ngơ của chính quyền.
Tại Lesotho, công nhân nổi giận chống lại Sinohydro, một công ty do người Trung Quốc (TQ) sở hữu. Cuộc đình công làm đình trệ công việc xây dựng đầm Metolong. Năm ngoái, Lesotho thuê Công ty Sinohydro xây dựng đập Metolong và trạm bơm nước chưa qua xử lý. Dự án này dự kiến được hoàn thành vào năm 2013 do chính phủ Lesotho, Nam Phi, Ngân hàng Thế giới, Tập đoàn Millennium Challenge và Ngân hàng Đầu tư châu Âu tài trợ. 
 Đình công thì cứ đình công
Cuộc đình công tại Công ty Sinohydro có khả năng gây trở ngại cho dự án. Nhưng điều đó không làm cho người đứng đầu Công ty Sinohydro, ông Song Yi Jun, lo lắng. Người lao động tiếp tục đình công sau khi ban quản lý từ chối tăng lương, trả tiền làm ngoài giờ và cải thiện điều kiện làm việc của họ. 
Trả lời tờ Sunday Express, ông Song cho rằng công ty sẽ không xem xét tiền lương bởi vì ông đã trả lương cao hơn mức mà công ty khác trong ngành công nghiệp xây dựng đang trả (?!). Ông Song nói nếu công nhân không hài lòng với mức lương và điều kiện làm việc ở đây, họ có thể nghỉ việc và tìm việc làm ở nơi khác. “Chúng tôi đã đào tạo những người này vì họ không có tay nghề, họ không biết gì về xây dựng một con đập”. Theo ông, mức lương ông trả cho công nhân là mức “đỉnh” rồi, không thể trả hơn được nữa. 
Trước sự đình công lan rộng, giới chủ TQ cáo buộc Hiệp hội Công nhân Lesotho (Lewa) - tổ chức công đoàn của nước này - xúi giục các cuộc đình công. Nhưng tổng thư ký của Lewa, ông Mosesanyane Masoebe, cho rằng công ty đã gây ra cuộc đình công sau khi thất bại trong việc đàm phán với người lao động. “Chúng tôi đã cố gắng nói chuyện với ban quản lý về sự bất bình của nhân viên nhưng họ không sẵn sàng đàm phán” - ông Masoebe nói.
Công nhân cho biết sẽ tiếp tục đình công. Tsepiso Rantle, một công nhân làm tại đập nước, cho biết công nhân sẽ không quay lại làm việc cho đến khi yêu cầu của họ được giải quyết. “Chúng tôi muốn giới chủ trả mức lương sống được, thực phẩm và các khoản phụ cấp vận chuyển và trả tiền làm thêm cao hơn” - Rantle nói - “Chúng tôi cần điều kiện làm việc tốt hơn và quần áo bảo hộ an toàn”.
Con đập được xây dựng trên sông Phuthiatsana trong khu vực Thaba-Bosiu, dự kiến cao 73 m. Nó có các khả năng tích 53 triệu mét khối nước khi hoàn thành. Cuộc đình công đã làm gián đoạn tiến độ xây dựng đập nước.
. Chính quyền “bắt tay” với giới chủ
Những cảnh ngược đãi, hành hạ công nhân bản địa của giới chủ TQ khiến nạn nhân nổi điên. Tại Zimbabwe, một công nhân thú nhận: “Chúng tôi cảm thấy tức giận nhưng chúng tôi cần tiền, vì vậy không có sự lựa chọn nào khác. Nếu bạn không làm việc 10 giờ mỗi ngày, bạn không có đồng xu nào”.
Không phải ai cũng sợ mất việc mà không dám đình công như anh công nhân kia. Những người khác đình công mạnh mẽ và thất bại do những nguyên nhân đau xót còn hơn bị người TQ đánh đập.
Cũng ở Zimbabwe, công ty khai thác mỏ kim cương của TQ đã sa thải 1.500 công nhân từng tham gia đình công đòi cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc. Tòa án đã phán quyết rằng cuộc đình công là bất hợp pháp, cho phép các ông chủ sa thải bảy thành viên của ủy ban công nhân và có cách tiếp cận căng thẳng hơn nhiều để hà hiếp và trừng phạt người lao động. 1.500 công nhân lúc đầu bị đình chỉ nhưng ngay sau khi có phán quyết của tòa án thì đã bị sa thải.
Trong khi đó, một nhóm giám sát hành vi vi phạm nhân quyền trong ngành công nghiệp khai thác mỏ cho rằng: “Quyết định sa thải người lao động nói trên là tùy tiện, vi phạm trắng trợn quyền của người lao động tham gia bãi công vì họ phải làm việc trong điều kiện kinh khủng”. Theo nhóm giám sát, cách mà công ty giải quyết sự bất bình có thật của công nhân là không thể chấp nhận được trong xã hội hiện đại. Có những dấu hiệu rõ ràng của việc vi phạm nhân quyền đối với công nhân. Những người công nhân bị giới chủ TQ đánh bằng nắm đấm, bị đá khắp người và bị phân biệt chủng tộc.Ngoài ra còn có các báo cáo về tình trạng người TQ dùng vũ lực giao hợp qua hậu môn đối với dân địa phương. Những vụ này cần phải được điều tra.
Ngoài ra, người ta còn cáo buộc công ty khai thác kim cương bắt tay lực lượng vũ trang Zimbabwe. Có nguồn tin cho hay Chuẩn tướng Charles Tarumbwa sở hữu một nửa  cổ phần của công ty.
. Con giun xéo lắm cũng oằn
Bên cạnh sự hành hạ công nhân của người TQ, chính thái độ của quan chức châu Phi đã khiến người lao động châu lục này phẫn nộ. Đơn cử trường hợp sau tại Nigeria: Giám sát công trình của Công ty Xây dựng và Cơ khí dân dụng của Trung Quốc (CCECC) - một người TQ - bị cáo buộc ngược đãi công nhân. Trong một vụ việc gần đây, hắn đã vô cớ xâm phạm thân thể, hành hung và đánh một thợ sắt tên là Okon Matthew.
Ông Thomas, một lãnh đạo Tổ chức Tự do dân sự Nigerria, khẳng định rằng hai công nhân Nigeria khác bị lột trần truồng, bị các bảo vệ của công ty (là người TQ) đánh đập và đổ dầu lên người theo lệnh của quản lý. Người TQ không hề tôn trọng người Nigeria đang làm việc cho họ. Một công nhân nói: “Bạn nên đến công ty để chứng kiến cảnh người TQ hành hạ và đối xử thô bạo với chúng tôi thế nào. Họ coi chúng tôi như thú vật”.
Khi nhà báo liên lạc qua điện thoại với viên cảnh sát quan hệ công chúng, ông Dickson Etim, thì ông ta không nghe máy, sau đó ông ta cũng không trả lời văn bản gửi đến. Người phụ trách quan hệ công chúng của một công ty từng bị cáo buộc hành hạ công nhân cũng phủ nhận chuyện người TQ vi phạm các quyền của người lao động Nigeria. Ông này mô tả người TQ là những người cư xử tốt, không thô lỗ cũng không gây thương tích cho người lao động của họ (?).
Trên thực tế, những cuộc nổi dậy và đụng độ đã liên tục xảy ra.
Tháng 11-2011, bốn người TQ ở Nam Phi bị thiêu sống trong một vụ cố ý phóng hỏa nhà ở. Tại Zambia hồi tháng 8-2012, do bất đồng về công nhật, những người thợ mỏ đã dần một tay cai TQ đến chết trong một chiếc xe tải chở than. Tại Ghana, các thợ mỏ người TQ có vũ trang không chính thức đã va chạm với các băng nhóm thanh niên địa phương khiến chính quyền phải thẳng tay trừng trị người TQ. Trước đó một tí, tại Angola, 37 người đàn ông TQ bị trục xuất do nghi ngờ tham gia một băng đảng tội phạm đốt các nạn nhân bằng xăng và sau đó đem chôn.



Cái Lổ Chó


Tản Mạn

Cái Lổ Chó-

Quê hương – nơi tôi sinh ra và lớn lên, chưa hẳn ai cũng được một kỹ niệm đẹp và tròn trịa với quê hương của mình. Bạn tôi có đứa sinh ra trên mảnh đất này nhưng không lâu sau thì phải theo bố mẹ đi dến những vùng miền khác trên đất nước này cũng vì mưu sinh cuộc sống – Bố mẹ muốn cho con cái điều kiện tốt hơn. Cũng bạn tôi, có những đứa mới quen sau này khi nó theo ông bà, bố mẹ đến mảnh đất này. May mắn hơn tôi từ nhỏ được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ấy, phải đến lúc đi học TP HCM  thì tôi mới bắt đầu những chuyến đi xa từ ấy và dần xa mãi với quê hương mình.
Nghị Đức quê tôi ngày ấy và bây giờ, mọi thứ đã khác hẳn, khác theo nhiều cách nghĩ nữa. Quy luật vận động không ngừng của vạn vật đã chứng minh trên quê hương tôi đã thay đổi như thế nào. Thật hào nhoáng với đường nhựa thẳng tắp, lán bóng, khu công nghiệp mọc lên,trụ sở Ủy Ban được xây mới, trường học hiện đại khang trang hơn và đạt chuẩn quốc gia. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trên mảnh đất này với vô số các máy móc thiết bị cơ giới hiện đại phục vụ cho nông nghiệp. Công nghệ thông tin truyền thông cập nhật với các thiết bị, dịch vụ rất tốt và Internet đã phổ biến trên toàn xã. “Tất cả những gì cảm nhận về mặt nổi của quê hương tôi là như thế” – Hạnh phúc thay khi quê nhà đã đổi mới!
Nhưng vẫn còn đâu đó rất nhiều hình ảnh mặt trái đang tồn tại, tôi không nói một cách sách vở như cách nhìn nhận mặt trái xã hội của  nhiều người viết nào là tiêu cực, tệ nạn, lối sống tha hóa, bất công…




Cái LỔ CHÓ  - Ảnh tháng 07/2012

Hiếm có dip về quê nên tôi chỉ tản mạn với những phông ảnh đẹp mà tôi đã tự tìm cho mình. Trong một buổi chiều nắng vàng thật đẹp tôi thong dong thả bộ trên con đường đã được nhựa hóa cách đây không lâu. Ngang qua trụ sở UBND thật hoành tráng được xây dựng lại từ một nhà trụ sở làm việc củ nát. Cái nhà làm việc ngày ấy được đầu tư cùng thời với đống gạch vụn mà tôi vừa ghi lại được. (Sân vận động được xây dựng đối diện UBND xã). Thôi rồi, còn đâu một sân vận vận động hoành tráng, kích thước chuẩn nhất trong các sân trong huyện, một cửa bán vé xem các trận thư hùng. Các giải đấu diễn ra thường xuyên nơi đây như là: giải vô địch huyện, giải vô địch tổ chức cho các thôn trong xã, các trận giao hữu cũng diễn ra thường xuyên hơn. Ngày đó lượng khách đến sân vận động rất lớn ước tính 5 000 người/ trận. Với dân số địa phương không lớn khoản 10 000 nhân khẩu Nghị Đức thời ấy. Có thể nói đúng nghĩa bóng đá làn món ăn tinh thần cho những người nông dân lam lũ khổ cực với ruộng đồng, là môn thể thao chuộng nhất cho lứa chúng tôi. Tôi chơi bóng đá cũng được, và cùng với anh em trong nhóm là những cầu thủ nòng cốt cấp xã – thật hãnh diện với bóng đá phong trào ngày ấy.
Mãi mê say sưa với quá khứ, chợt nhìn lại bức ảnh – lòng buồn rời rợi, cảm giác tiếc nuối, pha lẫn sự mâu thuẩn. Quá trình vận động đi lên sao không vùi dập luôn cái củ của ngày hôm qua, để làm gì thêm đau đớn cho những ai đã từng gắng liền với nó. Một khu dân cư mới mọc lên ngay trên phần lớn sân vận động. Sao không vùi dập để xây dựng lại một sân vận động mới để tạo một môi trường cho thế hệ trẻ hiện nay. Hay ít nhất cũng phải tu sữa nâng cấp lại những chứng cứ đầy tự hào của dân ta. Sân bóng bây giờ chỉ còn lại diện tích bằng 1/3 ngày xưa, và sắp sửa bị xóa sổ khỏi bản đồ địa phương và mọc lên có thể là những công trình gì đó. Sân bóng bây giờ là đường đi tắc của bà con trong xóm, là nơi chăn trâu bò, là nơi phơi nông sản khi mùa vụ đến, là nơi chỉ đến nhìn lại một phần tường rào còn sót lại với cái LỔ CHÓ. Không một trận bóng nào được tổ chức ở những năm gần đây ( từ khi khu dân cư mọc lên).
Mọi cái vẫn tồn tại ngay trước sự thờ ơ các người lãnh đạo địa phương, Phong  trào đã đi xuống hẳn rồi, có lẽ thể thao văn hóa không phải là chủ đề quan tâm của tầng lớp cán bộ hiện giờ. Những trận bóng đá ngày trước đem lại cho nhân dân sự đoàn kết, thân ái,  đồng tình với chính quyền. Một yếu tố quan trọng là bóng đá đưa chúng ta lại gần nhau hơn, thanh thiếu niên không tụ tập đàn đúm sinh ra nhậu nhẹt, trộm cắp, hút chích… Và hậu quả đã được chứng minh rỏ trật tự  tại địa phương đang báo động.
Hãy xem xét lại hởi những cán bộ có trách nhiệm với gia đình và xã hội!