Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Rượu Ngô


Nghỉ trưa tản mạn chuyện rượu...



Nhân lúc phòng làm việc đang ngào ngạt hương rượu Ngô do mình chia rượu bị rớt một ít ra thảm. Mình đâm cao hứng giờ nghỉ trưa viết vài dòng cho vui...

Hồi mình mới ra trường đi làm, thi thoảng phải quà cáp chỗ này chỗ kia, bóp mồm bóp miệng mua 1 chai rượu Tây để đi biếu, những hơn 400K, gần bằng một tháng lương lúc đó. (sau này biết là rượu đó 100% là giả). Cầm chai rượu mình ngẫm, bố mình ở nhà vất vả nuôi mình bao năm mà còn chưa biết vị rượu Tây thế nào, giờ vì mưu sinh mà phải đem biếu, nên nhất quyết sau này có tiền sẽ mua biếu bố một chai. Về FPT làm được vài tháng, cuối năm cầm cục tiền thưởng to tướng lại chả phải quà cáp ai. Nên ngoài trả nợ vẫn còn ăn tiêu thoải mái, việc đầu tiên mình nghĩ đến là mua biếu bố một chai rượu Tây ăn Tết. Mua hẳn một chai Chivas 18, (mua chỗ quen nên chắc cũng tin tưởng được một chút). Cầm về biếu bố, bố quý lắm, Giao thừa đem ra uống, mấy bố con gật gù: "Rượu Tây có khác, vị khác ...rượu Ta thật".

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Từ chức khó lắm!



Từ chức… khó lắm!


Với cách suy nghĩ của người Á Đông và với cơ chế sử dụng cán bộ như hiện nay, việc vận động hoặc để người đứng đầu tự nguyện từ chức xem ra hơi bất khả thi.

Gần đây, người ta nói nhiều đến “văn hóa từ chức”, thậm chí, trong Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) còn đề cập đến việc rằng, nếu người đứng đầu cơ quan để xảy tham nhũng mà chủ động từ chức thì được giảm nhẹ hình phạt (?)
Rồi không ít người đã lấy những chuyện từ chức ở nước ngoài để so sánh với Việt Nam. Và rồi đã có không ít lời mỉa mai, nhiếc móc một cán bộ nào đó mà để xảy ra chuyện không hay ở đơn vị mình… Rằng “sao không từ chức”?
Thật đúng là nói theo kiểu: “Thọc gậy xuống nước chẳng giá”.
Cho đến nay (cứ tạm tính trong khoảng 20 năm trở lại đây), hình như chưa có cán bộ đầu ngành nào của Trung ương và địa phương dám hiên ngang tuyên bố: “Tôi chịu trách nhiệm về việc đó. Và tôi xin từ chức” .
Xin từ chức - câu nói giản dị, ngắn gọn, nhưng xem ra có sức nặng ngàn cân, hay nói sâu sa hơn thì có sức nặng của cả một đời người.
Muốn từ chức, khó lắm!
Từ chức… khó lắm!
Để có một vị trí trong bộ máy công quyền, người ta phải phấn đấu bền bỉ từ lúc đầu xanh tuổi trẻ. Phải học tập, phải rèn luyện, phải qua đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa; và phải giữ gìn đủ mọi thứ. Tóm lại là bên cạnh việc học tập, rèn luyện nâng cao trình độ thì người ta còn phải hy sinh đi rất nhiều thứ và trước hết phải là người được tín nhiệm… Ấy là chưa kể không ít người từng vào sinh ra tử, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và rõ ràng là họ có bề dày kinh nghiệm, có phẩm chất chính trị đã được tôi luyện, thử thách.
Quá trình đề bạt cán bộ của ta là “tuần tự nhi tiến”, là mất nhiều năm, được sắp xếp, quy hoạch một cách có bài bản. Và việc bổ nhiệm được tiến hành theo những trình từ, thủ tục khắt khe, chứ không phải bỗng chốc mà lên được ghế nọ ghế kia…
Để có được chức vụ đó là gian khổ lắm (mà chức vụ càng cao thì đòi hỏi sự hy sinh càng lớn); là tốn thời gian lắm.
Nay bảo người ta nói: “Tôi xin từ chức” - đâu có dễ.
Ấy là cái khó thứ nhất.
Có được chức vụ thì kèm theo là không ít quyền lợi và thậm chí là “đặc lợi” (ngoài lương). Nào là được sử dụng xe công như xe riêng, đi thoải mái mà không lo mua xăng, không mất tiền chăm sóc xe. Rồi được ưu tiên cấp đất, cấp nhà, hoặc được mua nhà với giá ưu đãi, hoặc cộng “điểm” năm công tác… Và vô vàn các thứ bổng lộc khác. Thứ thì do cơ chế, do chính sách; thứ thì do quan hệ… Cho nên không lấy gì làm lạ, khi có nhiều cán bộ vẫn than vãn rằng lương thấp quá, nhưng họ vẫn thừa tiền đi chơi golf, vẫn có trang trại, vẫn có biệt thự, vẫn có xe sang…
Cho nên, từ bỏ chức vụ, có nghĩa là phải từ bỏ những quyền lợi vật chất mà họ đang hưởng.
Việc ấy đâu có dễ.
Ấy là cái khó thứ hai.
“Một người làm quan, cả họ được nhờ”, câu nói đó từ xưa đã đúng, và bây giờ càng đúng. Một người làm quan to, nhiều khi không chỉ “cả họ” mà còn cả huyện, cả tỉnh và vô số bạn bè, chiến hữu khác nữa. Một người làm quan, có uy thì không biết bao nhiêu người khác dựa vào cái “bóng” sừng sững ấy để làm giàu, để thăng quan, tiến chức. Chỉ có điều, những trường hợp dựa “bóng” này, không thể “chỉ mặt, đặt tên” được. Thiên hạ biết đấy, hiểu đấy, nhưng chẳng thể nào “nói có sách, mách có chứng”. Nay người có chức từ chức, cái “bóng” biến mất, thế thì đám con cháu, họ hàng, chiến hữu kia nấp vào đâu? Cho nên tất cả phải xúm lại, giữ cho cái “bóng”.
Để từ bỏ sự “tỏa bóng”, cá nhân một người không phải là không thể làm được. Nhưng còn bao nhiêu người khác nữa chứ? “Mình vì mọi người” mà!
Cho nên phải cố mà giữ.
Ấy là cái khó thứ ba.
Người Việt mình vốn thích danh, thậm chí là danh hão. Cho nên bây giờ mới nảy nòi ra chuyện đua nhau chạy bằng cấp để ghi vào cạc-vi-dít cho oai. Và vì thế mới có câu, nào là: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, rồi: “Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”… Người có chút danh, nhiều khi trở thành niềm tự hào, là chỗ dựa tinh thần không chỉ cho người thân trong gia đình, mà còn cả họ hàng, cả vùng quê…
Cho nên khi tuyên bố từ chức, có nghĩa là phải bỏ cái danh mà mình đã khổ công xây dựng bấy lâu, phải trải trăm đắng ngàn cay mới có được… Đâu có dễ.
Ấy là cái khó thứ tư.
Cứ xem gương bao nhiêu cán bộ khi đương chức, đương quyền thì nói chuyện “rời ghế” nhẹ như lông hồng và rất cao đạo, coi chức tước là phù vân, coi danh lợi là như gió thoảng… Nhưng khi sắp đến lúc phải về hưu thì họ vội vàng, cuống quýt “chạy” để ở lại. Họ xin xỏ, nằn nèo và lôi ra đủ mọi lý do để mong cấp trên giữ lại cho thêm thời gian. Nhiều thì vài ba năm, ít thì vài ba tháng… Và không ít người, khi rời ghế về nghỉ theo chế độ thì đã bị sốc nặng…
Đấy, chuyện về nghỉ hưu mà còn không đơn giản như vậy, huống chi xin “từ chức”.
Ấy là cái khó thứ năm.
Ở nước ta vẫn đang duy trì chế độ tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách, người đứng đầu phải làm theo Nghị quyết, theo những kế hoạch do tập thể đề ra. Cho nên, dấu ấn cá nhân ở trong mỗi đơn vị thường là không cao. Chỉ có những ai dám quyết, dám làm, dám chịu và luôn mang tâm thế: “Đã làm thì làm cho ra hồn, còn nếu không, về ngay”, thì mới có thể có những quyết đoán, mạnh mẽ, mang tính đột phá.
Những người như thế rất hiếm. Cho nên, mỗi khi xảy ra việc gì rất khó có thể quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân. Và cái gọi là “trách nhiệm của người đứng đầu” ở ta hiện nay còn rất mơ hồ.
Vậy mà lại đòi người ta phải từ chức khi có vụ việc gì xảy ra ở ngành ấy? Đâu có đơn giản.
Ấy là cái khó thứ sáu.
Với sáu cái khó như vậy (nhưng chắc là chưa hết) - mà đòi hỏi người có chức vị phải sẵn sàng từ chức thì xem ra nói thế chứ nói nữa cũng không ai muốn từ chức. Vì vậy, muốn để cho người cán bộ sẵn sàng từ chức khi thấy mình không làm được việc, hoặc không đáp ứng được sự phát triển của thời cuộc thì cần phải có những cơ chế nào đó và đặc biệt là phải làm cho người cán bộ đang giữ chức vụ thấy rằng: Người cán bộ không phải là hòn đất sét được nặn lên thành ông Bụt và khi đã đặt lên bệ rồi thì cứ thờ mãi như thế. Chức vụ đó có thể có ngày hôm nay, nhưng ngày mai mất đi thì đó cũng là việc bình thường. Và một điều rất quan trọng là cái chức vụ ấy không mang lại nhiều lợi lộc về vật chất.
Tất nhiên, với cách suy nghĩ của người Á Đông và với cơ chế sử dụng cán bộ như hiện nay, việc vận động hoặc để người đứng đầu tự nguyện từ chức xem ra hơi bất khả thi.

Theo Như Thổ
Petrotimes
cop dantri

Không lọt được tai dân


Lời nói suông không lọt được tai dân!

(Dân trí) - Lời nói không đi đôi với việc làm không có cơ hội để tồn tại. Hãy hành động và tạo ra giá trị. Người làm lãnh đạo chỉ thực sự có giá trị khi chính họ tạo ra được giá trị cho đất nước. Chí ít, hành động từ chức cũng là một giá trị.
 (Đại biểu Dương Trung Quốc)
 (Đại biểu Dương Trung Quốc)

Người dân quan tâm theo dõi kỳ họp của Quốc hội, đặt biệt là những phiên chất vấn, chứng tỏ chất lượng của dân trí và nhận thức về dân chủ ngày càng cao. Không khí chính trị của đất nước thực sự lành mạnh một khi có sự tham gia một cách tự giác và tự do của dân chúng. Sự tham gia đó được thể hiện bằng cách thông qua đại diện của dân trước nghị trường và đặc biệt là ý kiến đóng góp, phản biện của dân thông qua dư luận, báo chí.

Đại biểu Dương Trung Quốc đặt ra một vấn đề dân rất ưng bụng, đó là đừng nói lời xin lỗi nữa, mà hãy có hành động cụ thể hơn, hãy từ chức nếu như làm không được việc. Quá đúng, từ trước đến nay, lời xin lỗi được đưa ra rất nhiều, có khi bị lạm dụng. Ban đầu dân còn chia sẻ, nhưng nghe hoài cũng nhàm tai. Lời xin lỗi phải đi liền với sửa đổi, phục vụ nhân dân tốt hơn, đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, tạo ra thành quả cho đất nước. Nếu không thì xin lỗi chẳng có ý nghĩa gì.

Dư luận đánh giá cao phát biểu chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc. Vấn đề ông Quốc đặt ra nghiêm túc, đúng tâm tư nguyện vọng của dân. Sự quyết liệt đoạn tuyệt với lời xin lỗi là để hướng đến hành động và trách nhiệm trước pháp luật. Những người đang giữ các cương vị lãnh đạo trong hệ thống chính quyền chắc chắn chia sẻ được với điều mà vị đại biểu này đặt ra, để sắp tới, sẽ không còn những lời xin lỗi chung chung. Dân chúng đón nhận một luồng sinh khí mới từ bộ máy công quyền, đó là chỉ có những con người sẵn sàng hành động và dám chịu trách nhiệm.

Lịch sử ghi lại nhiều vị quan cởi ấn từ quan, Chu Văn An, Nguyễn Trãi là những bậc hiền tài có nhân cách như vậy. Dâng “Thất trảm sớ” can vua chém đầu nịnh thần không được là từ quan, tự thấy mình không đủ sức gánh vác việc nước là từ quan. Với những con người này, làm quan là trọng trách, là hy sinh, không phải vì danh lợi. Là nhà sử học, đại biểu Dương Trung Quốc đưa dẫn chứng: “Đảng ta từng có một vị Tổng bí thư, người có công lớn trong Cách mạng Tháng 8-1945, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956 đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba thập kỷ sau trở lại với cương vị Tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc Đổi mới trước khi từ trần”.
Những nhân cách lớn đó là những tấm gương sáng cho hôm nay.

Tiếc rằng, trên thực tế vẫn diễn ra “văn hóa chạy chức” nhiều hơn văn hóa từ chức. Nhiều diễn đàn, hội thảo nêu tệ nạn này nhưng chưa hạn chế được. Đặt vấn đề về văn hóa từ chức lúc này tuy muộn mằn nhưng còn hơn không, bởi vì lời nói suông không lọt được tai dân. Với thời đại thông tin ngày nay, con người dễ dàng xác định chân giá trị của cuộc sống. Mọi lời nói không đi đôi với việc làm không có cơ hội để tồn tại dù cho nó được biện minh hay che chắn như thế nào. Cho nên, hãy hành động và tạo ra giá trị. Người làm lãnh đạo chỉ thực sự có giá trị khi chính họ tạo ra được giá trị cho đất nước. Chí ít, hành động từ chức cũng là một giá trị.

Lê Chân Nhân

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Tiếng Việt


Những làng Việt nói tiếng Việt kỳ lạ

LẠ KỲ TIẾNG VIỆT ĐÓ ĐÂY

Dường như mỗi tỉnh đều có một thứ phương ngữ riêng, thậm chí trong mỗi tỉnh thì một vài huyện, xã lại có phương ngữ riêng của mình. Nhưng có một hiện tượng có thể nói là rất lạ: có những làng nói tiếng Việt mà như nói tiếng... nước ngoài. Tiếng nói của họ lạ từ giọng điệu, phát âm cho đến từ ngữ.

(báo Tuổi Trẻ)

LÀNG NÓI TIẾNG... CỰC LẠ

Cách trung tâm thủ đô hơn 40km có một ngôi làng toàn người Kinh, nhưng lại có một thứ ngôn ngữ riêng khiến người ngoài làng nghe không thể hiểu.

Ông Nguyễn Ngọc Đoán, trông coi đình làng Đa Chất, cũng là người đang lưu giữ những tài liệu về thứ ngôn ngữ lạ của làng này - Ảnh: Đức Bình
Dù chưa rõ nguồn gốc nhưng với người làng Đa Chất (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), “tiếng lạ” vẫn được họ xem như báu vật của làng.

Báu vật của làng
Báu vật này không thể sờ mó, cầm nắm hay ngắm nhìn, nhưng với trên 1.200 người dân làng Đa Chất này, thứ ngôn ngữ lạ nói người làng khác nghe như “vịt nghe sấm” lại chính là một thứ báu vật vô giá mà không phải làng xã nào cũng có được. Ngay tại cổng đình làng Đa Chất - ngôi đình cổ trên 500 tuổi được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1995, chúng tôi chứng kiến đoạn hội thoại ngắn của hai người dân. Một bác đang cùng cả nhà ngồi ăn cơm trưa, thấy người quen dẫn khách đi qua cửa nhà hỏi:

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

RƯỢU CẦN


Hương sắc rượu cần của người Thái

Nguồn : ruoucan.info.
YBĐT - Rượu cần là hương vị đặc sắc của đồng bào Thái ở miền Tây cần được giữ gìn và phát huy từ cách chế biến đến nghi thức uống rượu để trở thành nét sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Rượu cần của dân tộc Thái đã trở thành sản phẩm hàng hóa được nhiều người ưa chuộng
Đến với đồng bào Thái ở các huyện, thị miền Tây của tỉnh Yên Bái như Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu và Mù Cang Chải trong ngày xuân thì ngoài việc được thưởng thức các món ăn đặc sản mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như: khẩu cám - xôi ngũ sắc, púng xượng - xúc xích hay món pà chí - cá nướng, du khách sẽ còn được thưởng thức thêm hương vị nồng nàn làm đắm say lòng người mà dân tộc Thái gọi là “Lẩu xá - rượu cần”.

Rượu cần là sản phẩm được bàn tay khéo léo của người Thái chế biến từ những thứ sẵn có trong tự nhiên làm nên thứ rượu mang hương vị thấm đậm tinh túy của trời đất, làm ngây ngất lòng người. Theo anh Lò Văn Tiên, dân tộc Thái ở bản Hát, xã Hát Lừu huyện Trạm Tấu cho hay: “Muốn làm được thứ đặc sản - rượu cần này ngon, có hương vị đặc sắc, quan trọng nhất bước đầu tiên là phải tạo được men rượu tốt. Men rượu thường được làm từ lá, rễ và quả cây rừng có tinh dầu với các loại thuốc bắc và cùng mùi vị gừng, giềng, ớt…

Nhìn nhận lại môn lịch sử - Dạy gì về Phan Châu Trinh ?

Cần đánh giá lại tầm vóc của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

Có phải là người “lạc lối trời Âu”?
SGK Lịch sử lớp 11, phần viết về Phan Châu Trinh dài hơn một trang, có kèm ảnh ông. Tiêu đề của mục là “Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách”, nằm trong bài 23 có tên “Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)”.
Trong một bài viết gần đây, Giáo sư Phạm Duy Hiển kể chuyện ông tò mò tìm xem người ta đang dạy cho lớp trẻ ngày nay về Phan Châu Trinh như thế nào. Ông tìm SGK môn sử lớp 11, và đọc được nguyên văn như sau: “Ông (Phan Châu Trinh) là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập” (chữ nghiêng của Pham Duy Hiển). Kể tội nhà chí sĩ nổi tiếng đầu thế kỷ 20 chừng đó sợ chưa đủ, cuối bài, người viết sách còn quyết nhét thêm vào đầu học trò: “Hãy nêu những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản…”.
Mấy mươi năm trước, một nhà thơ nổi tiếng đã mỉa mai: “Phan Châu Trinh lạc lối trời Âu”. May thay, từ đó đến nay (thật ra cả trước đó nữa) có những người khiêm tốn, biết tôn trọng lịch sử, chịu khó nghiên cứu nghiêm túc hơn về nhân vật lớn này của nước ta. Huỳnh Thúc Kháng từng viết: “Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Chắc chắn cụ Huỳnh không hồ đồ. Cụ viết thế vì cụ hiểu nhà cách mạng không chỉ là người mưu đồ một cuộc khởi nghĩa, lật đổ một chính quyền..., mà là người muốn thay đổi số phận một dân tộc, căn cứ trên những suy ngẫm sâu xa... Như để cắt nghĩa rõ hơn nhận định của Huỳnh Thúc Kháng, học giả Hoàng Xuân Hãn nói: “Sau khi phong trào Cần Vương bị đàn áp tan rã hoàn toàn, Phan Châu Trinh đã đi sâu nghiên cứu những nhược điểm cơ bản về văn hóa xã hội Việt Nam, cụ thấy rõ nguyên nhân sâu xa đã đưa đến mất nước là sự thua kém của xã hội ta so với phương Tây. Phan Châu Trinh đã đưa ra đường lối mới để tìm lối thoát cho con đường cứu nước...".
Nhà cách mạng, văn hóa, giáo dục lớn
Nghĩa là ít nhất có 2 điều: khác với tất cả những người đi trước và những người đồng thời, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đi tìm nguyên nhân mất nước không phải ở đâu khác mà là chính trong sự thua kém về văn hóa của ta. Thứ hai, ông cũng là người đầu tiên, sớm một cách khác thường, cách đây hơn một thế kỷ, nhận ra điều mà ngày nay ta gọi là toàn cầu hóa. Cuộc toàn cầu hóa thứ nhất, hiểu rằng thế giới đã rộng ra mênh mông, thời đại đã khác về cơ bản. Vì vậy, ông cho rằng cần đặt vấn đề độc lập không phải là bước cuối cùng, mà như một bước trong tầm đi xa hơn là phát triển dân tộc, phát triển dân tộc cho kịp với toàn cầu, với thời đại. Thì độc lập mới có ý nghĩa, và lâu bền.
Những éo le của lịch sử đã dẫn chúng ta đi theo con đường khác, cho đến độc lập và thống nhất hôm nay. Nhưng đúng như nhà sử học Pháp Daniel Héméry nói: “Những nan đề Phan Châu Trinh từng thấy và trằn trọc tìm cách giải quyết cho đất nước trăm năm trước thì nay vẫn còn nguyên đấy, Các thế hệ người Việt Nam vẫn còn phải tiếp tục đảm nhận”.
Vậy đó, Phan Châu Trinh không chỉ là “nhà cách mạng đầu tiên”, ông còn là nhà văn hóa lớn, cũng là nhà giáo dục lớn.
Nói chuyện lịch sử bao giờ cũng cần rất thận trọng. Nói lịch sử với lớp trẻ càng cần thận trọng hơn. Về Phan Châu Trinh, nhân vật sáng chói đầu thế kỷ XX của chúng ta, ít ra cũng cần cố gắng nói với những người trẻ hôm nay rằng ông từng thống thiết nhận ra những câu hỏi sâu sắc nhất của phát triển dân tộc, mà lịch sử éo le đã buộc phải bỏ dở dang. Vậy thì chính lớp trẻ hôm nay phải tiếp tục.
Đừng biến một bài học lịch sử quan trọng và hay như thế thành một phê phán bừa bãi và đầy thiên kiến. 

Nhà văn Nguyên Ngọc

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

NHỎ VÀ LỚN


Nhỏ và lớn

(Dân trí) - Một chiếc tháp truyền hình cao nhất, hiện đại nhất miền Bắc, chi phí xây dựng mất 78 tỉ đồng bỗng dưng trở thành đống sắt vụn, khiến dân trong tỉnh cả tuần không xem được ti vi vì mất sóng, vậy mà chỉ được quan chức xếp loại là sự cố nhỏ…

(Minh họa: Vũ Toản)
(Minh họa: Vũ Toản)

Bạn tôi đột ngột xin phép nhà trường cho về ít ngày, khóc:
- Em vừa được tin nhắn từ quê, nhà em bị cơn bão Sơn Tinh thổi đổ mất rồi. Hu hu …!
- Lo thay cho em! Cơn bão Sơn Tinh này dữ dội quá, còn thổi tốc mái 13.200 ngôi nhà và bẻ gẫy cột truyền hình của tỉnh em đấy. Về đi. Về ngay đi xem sự thể thế nào!
Mấy hôm sau, trở lại trường, bạn bè hỏi thăm, hắn bảo:
- Thấy tớ về, ông cụ trừng mắt, mắng: “Chuyện nhỏ như con muỗi mắt, có đáng gì đâu mà cũng về, vừa bỏ mất mấy buổi học vừa tốn tiền!”.Nghe bố mắng, tớ cãi: - Bố mẹ làm lụng vất vả, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhịn ăn nhịn mặc chắt chiu từng đồng bao năm trời mới xây nổi cái nhà, thế mà nhà bị đổ, con có dở hơi mới không tiếc!
            - Thế bố cậu bảo sao? Mọi người hỏi.
            - Ông cụ bảo, lúc đầu bố cũng tiếc, ngồi bệt ở sân, nhìn ngôi nhà đổ, cầm chiếc điếu cầy mà run tay không châm nổi lửa, nước mắt đầm đìa. Rồi sau, nghe một quan chức phát biểu, bố tớ ngẫm nghĩ thấy tiếc làm chi cái nhà mình bị đổ.
            - Vị quan chức nào mà sâu sát dân thế. Sau cơn bão dữ dội đã lặn lội về tận quê cậu khéo mồm động viên nhân dân...
            - Đó là một lãnh đạo của Cục Giám định Nhà nước. Vị quan chức này không về thăm hỏi nhân dân quê tớ, mà về tỉnh để thị sát tháp truyền hình cao 180 mét của tỉnh bị bão Sơn Tinh giật đổ sập xuống công viên,vắt ngang đường, sát một nhà dân, chỉ còn lại phần đế tháp. Đây là tháp truyền hình hoàn thành năm ngoái, mới được đưa vào sử dụng. Cái đáng nể thứ nhất, đây là tháp truyền hình cao và hiện đại nhất miền Bắc, có vai trò là trung tâm phát sóng cho cả một vùng. Cái đáng nể thứ hai, chiếc tháp này xây tốn hết 78 tỉ đồng, một đống tiền đấy. Sau sự cố, tỉnh mất sóng truyền hình dài ngày. Ấy vậy mà sau khi thị sát, vị quan chức này tuyên bố: Sự hiện diện của ông ta là chỉ kiểm tra nắm tình hình hướng dẫn địa phương khắc phục vì đây được xếp loại là sự cố nhỏ. Nghe thấy vậy, bố tớ giật mình nghĩ: “Một chiếc tháp truyền hình cao nhất, hiện đại nhất miền Bắc, chi phí xây dựng mất 78 tỉ đồng mà khi bị bão giật đổ, trở thành đống sắt vụn vô dụng, dân trong tỉnh cả tuần không xem được ti vi vì mất sóng, vậy mà chỉ được quan chức xếp loại là sự cố nhỏ, vậy thì cái nhà mình chẳng qua là cái li ti trong cái nhỏ đó, có đáng gì mà phải tiếc rơi nước mắt”. Nghĩ vậy là hết buồn luôn.
            Nghe vậy, mọi người bảo:
            - Sai, bố cậu sai rồi! Vị quan chức nọ coi chiếc tháp truyền hình cao nhất, hiện đại nhất miền Bắc bị bão giật đổ, dù mất toi 78 tỉ đồng nhưng không phải là tiền túi của ông ta bỏ ra, hi hi hi … Ông ta chẳng mất gì, chỉ nhà nước và nhân dân mất nên coi đó là sự cố nhỏ. Còn ngôi nhà của gia đình cậu, bố mẹ cậu đã làm lụng vất vả lại bóp mồm bóp miệng tích góp cả đời mới đủ tiền làm, thì dù giá trị căn nhà đó chỉ một, hai trăm triệu đồng vẫn là sự cố rất lớn với gia đình cậu chứ sao lại coi đó là sự cố nhỏ được.

Nguyễn Đoàn

CÔNG VĂN QUẢN LÝ TÌNH YÊU NƠI CÔNG SỞ


CÔNG VĂN QUẢN LÝ TÌNH YÊU NƠI CÔNG SỞ
(Chuyện tình Tào Phi – Chân Thị  trích : Tam Quốc @ Diễn Nghĩa)
Lê Trâu.

TIẾNG SÉT ÁI TÌNH, TIN ĐỒN LAN RỘNG

          Trưởng phòng văn hóa doanh nghiệp của công ty là Tào Phi – con trai của Tào Tháo. “ Một công ty gia đình điển hình”, Chân Thị nghĩ chuyện đã đến nước này, đành phải làm theo ý trời vậy.
          Cô không thể biết rằng sự có mặt của cô đem lại bao điều mới mẻ cho các phòng ban trong công ty. Đặc biệt là Tào Phi, anh ta có cảm giác như bị sét đánh, ngày đêm nhung nhớ, thương thầm nhớ trộm Chân Thị. Tào Phi thường yêu cầu cô tăng ca. Lý do rất đơn giản, Chân Thị quả thật là cô gái tài giỏi hiếm có. Nếu chỉ có tài mà thôi thì không có vấn đề gì. Nhưng cô ấy còn xinh đẹp nữa, vấn đề mới thực là nhiều.
          Tục ngữ hay nói nam nữ phối kết hợp thì làm việc sẽ không biết mệt mỏi, đây dường như là một chân lý không cần kiểm chững thêm. Sắc đẹp làm cho nữ công chức nơi nhiệm sở như cá gặp nước, xung quanh lúc nào cũng có đồng nghiệp nam ân cần chăm sóc, và nhất là trưởng phòng. Nhưng dường như sự hấp dẫn các cô gái xinh đẹp đó thương làm cho các cô gái vô cùng khốn khổ: Nếu cô làm tốt, mọi người sẽ cho là do bề ngoài của cô; nếu cô làm không tốt, mọi người đương nhiên cũng cho rằng do cô ấy được nuông chiều quá, kết quả là gậy ông đập lưng ông, chẳng ai thông cảm cho cô.

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Lại nói về Rượu

Lại nói về Rượu

Rượu ngon hay dở, không phải ở chính nó, mà là do bạn có tâm tình gì lúc uống.

Một người ôm nổi thống khổ, dù rượu ngon bậc nhất thiên hạ, uống vào cũng đắng.

Một người đàn ông khi mời người khác uống rượu mừng (hôn lễ), chính là biểu thần đời y đã bắt đầu từ từ trả nợ.

Rượu là thứ thật kỳ diệu, lúc mình càng không muốn bị uống say, mình càng bị say lẹ, đến lúc muốn say, ngược lại say không được.

Sống chết chuyện nhỏ, uống rượu chuyện lớn.

Đời sống con người bao nhiêu là chuyện bất bình, chỉ muốn say sưa không tỉnh dậy, tôi hận quá đi là hận!

Một và vấn đề với Rượu





Các cách ngăn ngừa việc lái xe sau khi sử dụng rượu bia

  Chúng ta đều biết rằng lái xe sau khi uống không phải là một lựa chọn khôn ngoan. Mặc dù mọi người đều nhận ra điều này, nhưng thật không dễ dàng gì khi nghĩ rằng mình bị tác động bởi chất cồn và không thể chống nổi sự cám dỗ của việc lái xe sau khi uống. Một khi đã bị tác động, theo lẽ tự nhiên chúng ta thường nghĩ mình không thể bị hạ gục – mà chỉ có những người tửu lượng quá kém thôi. Chất cồn không chỉ làm suy giảm khả năng lái xe mà còn ảnh hưởng đến khả năng phán đoán âm thanh. Đó là lý do vì sao việc ngăn ngừa lái xe sau khi đã uống rượu bia là một điều thật sự quan trọng.

  • Chỉ định một tài xế

Chọn một người mà bạn hoàn toàn tin tưởng và sẽ không uống bia rượu trong suốt buổi tiệc để nhận nhiệm vụ này. Đừng chọn người không đáng tin cậy hoặc đã có tiền sử nghiện rượu/ bia.

  • Đi nhờ xe

Tửu Đạo-Luận bàn về rượu trong tiểu thuyết KIM DUNG

Bác Ba Phi
     Núi hùng vĩ điệp trùng, cao phong tiếu bích vươn đến trời xanh, nhưng núi đẹp là nhờ mây. Sông mênh mông bát ngát, uốn khúc lượn lờ hay cuồng nộ thét gầm, nhưng sông linh là nhờ có giao long, thủy quái. Rừng bạt ngàn huyền bí nhưng rừng thâm u quyến rũ là nhờ có dị sĩ cao nhân. Khách hảo hán giang hồ phiêu bồng lang bạt mang bản chất hào sảng khoáng đạt một phần là nhờ rượu. 

     Thông thường người ta chia ra làm ba cách uống rượu : tục tửu, thường tửu và tiên tửu. Tục tửu là uống đến chỗ phóng đãng bừa bãi, không làm chủ được mình. Thường tửu là uống xong cho sảng khoái, uống chỉ vì thích uống mà thôi. Tiên tửu là uống rượu như một thứ trợ hứng để bàn về thi ca, nghệ thuật nhằm di dưỡng tinh thần. Đến Kim Dung thì chén rượu lại được điểm xuyến thêm một phần ý vị nữa : đó là chén rượu lãng mạn hào hùng giữa chốn giang hồ. 


Cảnh báo từ Nofirewall


Bạn có thể tố cáo tin tặc bằng cách thông báo cho Google. Cách làm như sau

Cách phát hiện sớm các tập tin có mã độc của tin tặc

Nguồn: No Firewall

Tóm tắt 


Để phát hiện sớm các tập tin có cài mã độc tin tặc gửi đến, bạn cần làm, cần lưu ý những điều sau đây:
  • Hiển thị phần mở rộng của tập tin lên trong Windows 
  • Thấy người lạ gửi  tập tin .RAR, ZIP hay các dạng nén khác như 7z, gzip, tar, cab, z, arj, ….. thì phải nghi ngờ và hết sức cẩn trọng
  • Nếu giải nén ra và thấy tên tập tin thật dài thì rất là đáng nghi và phải kiểm lại ngay coi tập tin thuộc dạng nào
  • Nếu nhận được một tập tin lạ, không bao giờ lấy quyết định chỉ dựa vào hình icon của tập tin. Phải kiểm lại phần mở rộng xem thuộc dạng nào.
    Tại sao nhiều người sử dụng vi tính vẫn hay bị mắc bẫy của tin tặc để mở các tập tin có cài mã độc khiến máy vi tính bị dính spyware   Để hiểu tại sao và biết cách tránh né, xin mời bạn đọc phần trình bày sau đây:
    Trong máy vi tính sử dụng hệ điều hành Windows XP, Vista, Win7, tên của tập tin có hình dạng như sau:

Rượu và những giá trị đạo đức

Rượu và những giá trị đạo đức

Bạn đọc ngẫm nghĩ gì khi xem xong bài viết này trên báo Đất Việt.
Khủng hoảng giá trị đạo đức của các đại gia sưu tầm rượu. Các bộ óc đồ sộ chỉ biết nghĩ đến kiếm tiền và hưởng thụ hoan lạc đạo đức, ý thức xã hội, tuân thủ luật pháp...
Lê trâu


Thất kinh nghe đại gia 'chém gió' về rượu bổ
Trong những lần "trà dư, tửu hậu", các đại gia tự mãn cho rằng rượu ngâm xương cốt rắn, chắc và đặc biệt là làm "chuyện ấy" rất đều đặn, sung sức.
Cái gì cũng... "chém"

Hầm rượu của đại gia B. (ở khu đô thị Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) không có rượu ngoại mà toàn rượu ngâm.

Ngoài những bình thủy tinh lớn (chứa 50 lít rượu trở lên) thì trong hầm rượu này còn có cả những chum sành đựng rượu, loại chum vài trăm lít. Đang nhìn phía trước, tôi thấy con hổ mang chúa sau lưng (do kính phản chiếu lại) bành mang, lè lưỡi, tiến về phía mình, tôi hoảng hốt quay lại, hóa ra, đó là bình rượu thủy tinh ngâm rắn hổ mang chúa đang dựng đầu như còn sống thật.

Nhật ký chán chồng


Nhật ký chán chồng
Nếu như ngày ấy, thay vì nói như thường lệ, người ta hỏi em: “Con có đồng ý lấy gã này làm chồng, đánh đổi tự do lấy những tháng ngày bò trong bếp, hầu hạ hắn đến tận răng và cấm được băn khoăn sao mình dại thế trong suốt phần đời còn lại?”, chắc chắn em đã cởi giầy và túm váy chạy thật nhanh…

Ngày… tháng… năm…

Chẳng biết anh có nhớ không, còn có chưa đầy một tháng nữa là tròn một năm vợ chồng mình lừa được nhau. Nhanh thế. Nhưng đấy không phải là điều khiến em lăn tăn. Em đang lo chuyện khác kìa. Chưa được một năm, mà em đã thấy chán chồng!

Em nhận ra mình bắt đầu có dấu hiệu “nhờn chồng” vào một ngày cuối tuần tháng trước. Anh đi tập gym về, người mướt mải mồ hôi. Hôm đó chẳng hiểu sao em không còn thấy mùi cơ thể anh hấp dẫn nữa, chỉ thấy vừa chua vừa hôi như cú.

Em suy nghĩ đến mất cả ngủ đấy. Vì ngày xưa đi xem anh đá bóng, mồ hôi ra như tắm mà mỗi khi anh ghi bàn thắng em vẫn lao ra, quắp chặt lấy anh.
Và thấy anh lúc ấy đàn ông đích thực chết đi được! Chẹp. Có phải tại dạo này anh ăn nhiều thịt và lười uống nước cam không nhỉ? Chưa hết đâu. Từ lúc ấy, em chỉ toàn nhìn thấy điểm xấu của anh thôi.
Nhỏ xíu xiu nhưng không thể nào chấp nhận nổi! Anh ngoáy mũi và lén bôi lên tường mấy lần, anh tắm và quần áo xoắn xít mất vòng dưới đất, anh ngủ ngáy không chịu ngậm mồm, nước miếng nhễu ra ướt hết cả gối, em biết hết. Đã chán, em càng chán hơn!

Giáo sư đã xin lổi!


Vị giáo sư đáng kính đã phải nói lời xin lỗi trước người dân Văn Giang trong buổi đối thoại 08/11.

Không thể thắng về đối thoại tranh chấp với ông về các luận điểm, căn cứ về luật nhưng người dân Văn Giang đã cho ông thấy cái sai và ông phải xin lổi khi nhìn lại hiệu quả, mục đích đầu tư và những gì người dân Văn Giang đang gánh chịu. Giáo sư đã thừa nhận những yếu điểm này và dũng cảm đối mặt xin lổi trước dân. 
Letrau.

“Trận thua danh giá” của giáo sư

Cuộc đối thoại có lúc tưởng bị “vỡ” vì sự bức xúc của người dân. Thế nhưng, cuối cùng, lời xin lỗi chân thành của một người từng “cầm cân nảy mực” đã xoa dịu tất cả.
“Trận thua danh giá” của giáo sư

Trước buổi đối thoại, người dân Văn Giang đã kéo lên đông nghịt, ngồi la liệt ở dọc gốc cây, bãi cỏ đường Nguyễn Chí Thanh. Cuối cùng thì ban tổ chức cũng chỉ có thể mời khoảng 30 người dân đại diện vào cuộc đối thoại.

Trong cuộc đối thoại, đã nhiều lần, “chuyên gia đất đai” Đặng Hùng Võ đã phải “toát mồ hôi” vì chất vấn của Luật sư Trần Quang Hải và nông dân Văn Giang. Có thể thấy rằng, về luận điểm, căn cứ luật thì khó ai trong buổi đối thoại (kể cả luật sư) có thể “thắng” được ông Đặng Hùng Võ. Tuy nhiên, nỗi bức xúc, thiệt hại của người dân đã khiến cho một người nổi tiếng rõ ràng, chặt chẽ và khoa học như ông Võ cảm thấy phần trách nhiệm của mình.

Buổi đối thoại xoay quanh 2 tờ trình mà ông Đặng Hùng Võ khi còn là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường đã trình lên Chính phủ với nội dung thu hồi đất ở Văn Giang năm 2004 (số 14/TTr-BTNMT và 99/TTr-BTNMT). Người dân Văn Giang cho rằng những quyết định này quá vội vàng và chưa tính đến lợi ích của người dân. “Mang tiếng” là “đổi đất lấy hạ tầng” nhưng các chủ dự án đã xây nhà chia lô, xây biệt thự bán lấy lãi nhưng hạ tầng thì vẫn chưa thấy đâu, người dân bị thu hồi đất chưa thấy cái lợi gì, đường sá thì vẫn thế.

Giữa buổi đối thoại, phải đến 4 lần những người dân Văn Giang đòi GS Đặng Hùng Võ phải nhận sai và xin lỗi. Và cũng chừng đó lần, GS Đặng Hùng Võ với khí chất của một nhà khoa học đã “kiên cường” bảo vệ luận điểm của mình. Cái cách mà ông “bám trụ” giải thích, khiến người nghe hết sức “nể”.

Giáo sư Đặng Hùng Võ nói chuyện với người dân Văn Giang sau buổi đối thoại.
Giáo sư Đặng Hùng Võ nói chuyện với người dân Văn Giang sau buổi đối thoại.

Cho đến khi luật sư đại diện cho người dân Văn Giang chỉ đúng những thứ ông thiếu sót như: Thẩm quyền, thời gian gửi tờ trình lên Chính phủ…, vị giáo sư này cũng không giải thích nhiều, không “cãi chày cãi cối”, đổ cho “trách nhiệm tập thể”. Ông chỉ xin thêm thời gian để trình bày tư liệu và hứa sẽ có bài phân tích, giải thích kỹ.

Điều cốt yếu dẫn đến việc “giáo sư đất đai” Đặng Hùng Võ “chịu thua”trong cuộc tranh luận này có lẽ chính là những sự thiệt hại người dân phải hứng chịu do sự thiếu sót của ông. Cái cách ông xin lỗi người dân cũng làm người ta nể phục.

Trên thực tế, có không ít vị chức sắc khi có sai sót thì lẩn tránh, không dám giáp mặt với người dân, hoặc chờ đến khi về hưu là “biệt tăm” coi như “hạ cánh an toàn”. Cách mà GS Đặng Hùng Võ dám đối thoại, dám bảo vệ quan điểm của mình trước đám đông và dám xin lỗi, nhận trách nhiệm về sai sót của mình khiến người dân không những không xem ông là tội đồ mà rất kính trọng và chia sẻ.

Bản thân luật sư Trần Quang Hải, người bảo vệ quyền lợi của dân Văn Giang sau buổi đối thoại cũng chia sẻ với phóng viên rằng: “Chỉ riêng việc GS Đặng Hùng Võ nhận lời đối thoại, chúng tôi đã rất kính trọng. Lại thêm việc ông xin lỗi thì với người dân Văn Giang, ông đã là người hùng, mặc dù sai sót của ông đã gây ra không ít thiệt hại”.

Thế mới biết, đôi khi người dân khiếu kiện kéo dài chưa chắc đã phải vì quyền lợi, đôi khi họ chỉ cần 1 lời giải thích, sự minh bạch và 1 lời xin lỗi.

Nhiều người cứ lầm tưởng rằng lời xin lỗi sẽ làm cho mình kém cỏi hơn nhưng có những lời xin lỗi làm cho người ta sáng giá hơn nhiều. Tiêu biểu là việc GS Đặng Hùng Võ từ “tội đồ” trở thành “người hùng” trong lòng dân Văn Giang và ông đã có một “trận thua danh giá”.

Lời xin lỗi, tưởng chừng đơn giản, nhưng trong xã hội chúng ta lại đang khó vô vàn.
 Nguồn : dantri.com.vn

Chống tham nhũng - Tự tắm cho mình


“Công chức mách nhau khai vống tài sản để lúc tăng thêm là… vừa!”

“Chưa thấy ai bị xử lý khi kê khai sai nên công chức còn mách nhau khai vống lên đến lúc tài sản gia tăng thêm là vừa. Chỉ tài sản tăng thêm mới có vấn đề, chưa ai đề cập gì khi tài sản bị giảm đi”, đại biểu Bùi Sỹ Cương nói.

Tiếp tục phiên thảo luận về dự thảo luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi chiều ngày 9/11, đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) cho rằng, hướng quy định mở rộng về việc kê khai tài sản vẫn không thể “yên tâm” được. Bà Nguyệt quan ngại, các quy định dù là luật hiện hành hay mở rộng đối tượng như dự thảo luật cũng chỉ mang tính hình thức, thiếu hiệu quả.

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG


TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG trong Thiên Triều Hảo Tửu
    

   V.S.O.P (Very Special Old Pale): Có người cho là Very Special Old Product gọi như vậy không đúng sách vở. Mà cũng không phải chữ Pale là mặt xanh lè của những tay ghiền Rượu khi đụng thứ quá mắt tiền, mua thì hết tiền mà không mua thì lại tiếc. Pale đây là màu lợt của màu rượu thứ hảo hạng. Uống vào thấy khoái cả cần cổ. Nó ngọt như mía lùi vậy. Dân có treo cờ sau lưng “Nam hảo tửu như kỳ hữu … phong” rất khoái bợ chai này về nhà mà … ngó ngày lẫn đêm. Tuồi già của nó từ 7 tuổi đến 10 tuổi đời.

      Napoleon: là loại Hoàng đế, Ngài Ngự của những lò làm rượu. Chủ lò nâng niu loại này nhất. Đây là con gà quý dùng để cáp độ với chư hầu ngoại bang đây . Được khen thua cũng là loại này. Danh từ Napoleon thật sự không ăn nhậu gì đến tên của Hoàng Đế Pháp đâu. Hoàng Đế Pháp Napoleon là dân đau bao tử mà, không thấy ông lúc nào cũng thọt tay vào rờ bao tử hay sao? Dân đau bao tử làm sao nhậu được? Chữ Napoleon dược in long trọng kế cần cổ chai rượu. Còn những loại rượu nào mà in nguyên cái hình Hoàng Đế Napoleon đầu đội nón vành như nón cối vậy thì là thứ giả, họ in hình Napoleon để cho “dân ngu khu đen” đem về hù vợ con mà thôi. Chớ gặp tay nhậu 6, 7 sao cần cổ rồi sau ót nó cười chạy không kịp. In hình là trật sách vỡ rồi. Thật sự có nhiều lò rượu không thèm dùng chữ Napoleon làm chi mà họ xài danh từ Cordon Blue cũng đủ bảnh rồi.

      Cordon Blue : tương tự như chữ Napoleon vậy. Lò Martell hay Bras d’Or của lò Hennessy hay lò Monnet chọn chữ Anniversary nghe lạ tai hơn. Đặc biệt lò Poli Gnac xài danh từ nghe ứa gan cho “dân ngu khu đen” là “Reserve Prince Hubert”. Dân nhậu thường hỏi nhau là: “Hubert” là ông nào vậy? Vua xứ nào vậy cà? Bộ nó biết uống rượu. Còn mình chỉ biết uống sữa bò hay sao? Mua hết đem về cho nó biết tay mình.

Tản mạn rượu


  Tản mạn Rượu
   Xét về mặt xã hội học, Rượu là một phương tiện để người ta có thể giao lưu với nhau, ngồi lại gần nhau để bàn bạc công việc làm ăn. Về khía cạnh tâm lý, rượu là chất giúp người ta cân bằng các loại cảm xúc như buồn bã, cô đơn, vui sướng tột độ. Rượu còn gắn liền với các loại hình tôn giáo khác nhau của nhân loại…
     Về phương diện Y học, vai trò của rượu cũng đã được ghi nhận. Trong thời gian gần đây, các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới như New England Journal Of Medicine hoặc American Medical Association đã công bố tác dụng có lợi cho sức khỏe của rượu nếu sử dụng với liều lượng vừa phải, đồng thời cảnh báo tác hại của rượu khi sử dụng quá độ. Ngành YHCT cũng đánh giá vai trò quan trọng của rượu và xem rượu như một vị thuốc. Theo YHCT, rượu có tác dụng kiện tỳ vị, kích thích tiêu hóa, dẫn đường cho các vị thuốc khác, có khả năng đi vào 12 kinh. YHCT đã biết lấy các vị thuốc ngâm vào rượu để sau đó cho ra các loại rượu thuốc có tính năng khác nhau tùy thuộc vào các thành phần dược liệu. Một điều đáng ghi nhận là rượu làm gia tăng tác dụng của các thuốc bổ thận, tráng dương. Chính vì thế chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng ta vào bất cứ tiệm thuốc bắc nào đều thấy đủ các toa thuốc ngâm rượu tăng cường sinh lực, giúp gia tăng “chuyện phòng the” mà trong đó gồm nào là rắn đủ loại, bò cạp, rít, tắc kè, kỳ nhông, hải mã, bửa củi, bìm bịp… Thực tế, các loại rượu thuốc bổ thận tráng dương hiện nay đang có sức tiêu thụ mạnh mẽ trên thị trường đông dược.
     Bên cạnh những mặc tích cực mà rượu thuốc mang lại như gia tăng sức khỏe tổng quát, làm tăng khả năng về “chuyện phòng the”, thì cũng có nhiều điều cần bàn.
     Trước tiên, rượu thuốc thật sự có tính bổ dưỡng khi nó được tạo thành từ sự phối hợp hợp lý của các vị thuốc khác nhau. Thông thường khi bào chế rượu thuốc, người ta dựa trên nền tảng của các toa thuốc cơ bản thường dùng như “Hải lộc tán”, “Bát trân thang”, “Thập toàn đại bổ”, “Nhất dạ lục giao”, “Nhất dạ ngũ giao”… Từ đó, các thầy thuốc có thể gia giảm một số vị tùy theo kinh nghiệm, để làm sao bảo đảm tính cân bằng âm dương cũng như cho các tạng phủ, bởi vì nếu phép điều trị khiến cho âm dương không điều hòa hoặc quá chú trọng bồi bổ cho một tạng phủ nào đó sẽ khiến cho các tạng phủ bị rối loạn chức năng sinh lý thì khi ấy, việc sử dụng rượu thuốc không những không đem lại kết quả, mà trái lại còn ảnh hưởng xấu lên sức khỏe, khiến cho người sử dụng rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”. Nhưng hiện nay có rất nhiều đấng mày râu lại không hiểu được điều này. Nhiều người đã mua thuốc và tự tay ngâm rượu và họ thường xuyên “gia cố” cho hủ rượu bằng cách tùy tiện cho thêm vào các dược liệu do người quen mách bảo và nghĩ rằng sự bổ dưỡng của hũ rượu sẽ được tăng lên bội phần, càng giúp cho khả năng về “chuyện phòng the” sẽ thêm phần mạnh mẽ hơn. Đây là một việc làm hết sức sai lầm khi sử dụng rượu thuốc.

NGẨN NGƠ QUỐC TỬU


   NGẨN NGƠ QUỐC TỬU
  Trên đất nước mình, có không biết bao nhiêu loại Rượu ngon. Đồng bằng Bắc bộ có rượu Làng Vân, chắc vì xưa rượu này chuyên dành cho khách tao nhân, sỹ tử nên rượu trong ngần, uống êm say mà cái hậu vị thấm lâu, dâng tràn, y như sự chiêm nghiệm nhân thế mà rồi bột phát thành thơ văn vậy. Miền Trung đất võ Bình Định có Bầu Đá, rượu này uống phải mang cả cái phong thái lính thú hay chí ít cũng phải là giang hồ hảo hán mới đã.Nam Bộ có rượu Đế Gò đen...
     Rượu theo chất người khai phá vừa cởi mở hào phóng vừa chí tình thân thiết. Cầm chén rượu ta như thấy cả cái khí phách anh Hai Nam Bộ, chỉ vui là uống mà không biết đâu điểm dừng. Tại các vùng  dân tộc thiểu số cũng có rất nhiều loại rượu ngon nổi tiếng: Lào Cai có rượu Sán lùng, Lạng Sơn có rượu Mẫu Sơn, Hòa Bình có rượu cần... Món nào cũng tuyệt, uống trên cái khí đá lạnh cheo leo, mà nhắm với cá suối nướng, với thắng cố; uống giữa chợ phiên dập dìu váy em sặc sỡ thì trên đời này không còn gì thú bằng.
     Gớm thay là cái sự rượu. Mấy ngày lang thang trên mạng, vớ được câu hỏi: Quốc tửu của Việt Nam là gì? Đã ai tạo dựng thương hiệu “Quốc tửu” Việt Nam chưa? Ơ cha này hỏi hay nha, đúng là mình xưa nay vần vũ với rượu đã nhiều mà chưa một lần đặt ra cái câu hỏi đó. Người Pháp có Vang Boxdo, người Trung Quốc có Mao Đài, người Nhật có Sake, người Hàn có Shochu, người Mỹ có Wishky... Người Nga có Vodka, toàn là quốc tửu của họ cả. Ở cái dải đất ven bờ biển Đông, ViệtNam này, có không biết bao như thứ rượu ngon, lịch sử lưu truyền có khi tới cả ngàn năm chớ chẳng phải vừa, thế thì kén đâu là Quốc tửu?
     “Quốc tửu”
     Cái mạch rượu ngàn đời của người Việt là rượu nấu từ gạo, mà rượu ngon nhất phải là loại nấu từ gạo nếp, chẳng phải là cư dân Việt cổ tự thời quốc sơ Văn Lang đã lấy gạo nếp làm lương thực chính đó sao. Cũng cứ lần mò tôi vớ được chai “Quốc tửu” của Anh Đào. Công ty rượu này rõ ra là giàu tham vọng kinh khủng, chả biết mấy ông cất chế thế nào mà đặt tên cho cái món rượu đặc sản của mình là “Quốc tửu”.
     Ông chủ doanh nghiệp Vũ Mạnh Hào nói rất thật: “Cái lý đương nhiên thôi, rượu nếp tôi cất từ quê theo đúng công nghệ truyền thống, tinh chế, đóng trong bình có cả nhân sinh quan người Việt, thế chẳng phải là quốc tửu hay sao?” Ông Hào vốn người Kim Sơn vùng đất có loại rượu Kim Sơn nổi tiếng. Hừm thơm lắm là rượu Kim Sơn, loại rượu đã được cả nước biết đến. Chả biết dùng men gì, nước gì mà cất lên thứ rượu ngon đến chừng vậy. Những tay kén rượu thường chọn rượu nấu đúng mùa mà uống. Phải vào vụ mùa (nói theo dân Bắc) mới có loại nếp mùa (Nếp cái Hoa vàng) thơm ngon. Lúa vừa gặt xong, kén lấy hạt nếp no tròn chắc mẩm để đưa vào ủ rượu, nấu rượu. Có câu rằng rượu Kim Sơn danh bất hư truyền quả là không sai chút nào. Ông chủ Công ty Anh Đào cũng là tay sành rượu ghê gớm, ông về quê kén lấy lò rượu ngon, cất ủ đúng kỹ thuật, rồi đem về nhà máy tinh chế. Mà ghê thật, để làm một chai “Quốc tửu” cũng lắm công đoạn, lâu nhất là rượu cất xong lại đem ủ liền hai năm, cho nó “già” đi. Rượu Kim Sơn vốn nồng đượm làm vậy, mà rồi ngâm ủ, đến chừng ấy thời gian thì có phải là để “sầu” cho những tay hay rượu hay không?
     Lại nữa vì vốn đã mệnh danh là “quốc tửu” thì rượu không chỉ hương đồng nội, không chỉ có hồn quê bờ lau, bụi chuối nương náu, mà còn có cả nhân sinh quan của người Việt nữa chứ. Cứ truy cho cùng tận, thì cái lu nước vốn đồng hành cùng người Việt cả ngàn năm rồi, cái trống đồng là biểu tượng của cha ông từ thời Văn Lang. Những biểu tượng đó qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân gốm Bát Tràng mà chế tác nên những bình rượu đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Đến thế thì uống “Quốc tửu” Anh Đào có khác chi như thưởng thức cả văn hóa, nhân sinh quan người Việt. Nhưng “Quốc tửu”, có phải là Quốc tửu thật hay không? Ông chủ doanh nghiệp lí sự: “Tôi lấy sự cảm hứng và dưới góc nhìn truyền thống mà gọi chớ còn bao giờ nó được công nhận thực tế thì càng hay”.
     Đúng là rượu, cái lý luận nghe cứ  say say mà nồng đậm lạ kỳ.
     “Quốc tửu”, đấy là  tôi gọi theo cách gọi của Anh Đào, còn bảo một cách văn vẻ ra thì Anh Đào đã tự đứng ra gánh lấy cái sứ mệnh tạo dựng một thương hiệu “Quốc tửu” cho Việt Nam. “”Quốc tửu” của Anh Đào đã từng được Chính Phủ dùng để tiếp khách, nhiều Bộ ngành đã dùng mang ra nước ngoài làm quà tặng cho bạn bè quốc tế... “Quốc tửu” Anh Đào còn rinh về giải thưởng “Tinh hoa Việt Nam” đầu năm 2009. Ông Vũ Mạnh Hào không dấu sự kỳ vọng của mình: “Khi du khách nước ngoài tới Việt Nam, nếu món quà họ chọn để đem về quê nhà là chai Quốc tửu thì có nghĩa rằng họ yêu thích nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt”.
     Thế phải chăng cái Quốc tửu của Anh Đào sẽ chinh phục những tay hay rượu bằng chính cái dư vị thơm nồng, uống tới mềm môi của nó.
     Và phong cách người làm rượu
     Phong cách doanh nghiệp, hay nói như cho đúng trào lưu hiện nay là văn hóa doanh nghiệp. Có định nghĩa rằng: Mọi thứ còn lại sau khi ta đã quên sạch thì gọi bằng văn hóa, lại có người bảo: Văn hóa doanh nghiệp sẽ là cái làm nên bản sắc riêng, thương hiêu riêng của một doanh nghiệp. Xem thế thì mỗi doanh nghiệp sẽ có một bản sắc văn hóa riêng cho mình và Anh Đào với tư cách một nhà sản xuất rượu sẽ chọn phong cách nào, văn hóa nào?
     Người thưởng rượu có cái đạo của người thưởng rượu, chả thế mà có Tiên tửu, Vương tửu với Nhân tửu hay sao? Xem thế thì người làm ra rượu cũng phải có cái phong cách của riêng mình cho hợp với triết lý sống, nhân sinh quan mới đúng. Huống hồ Anh Đào lại có cái kỳ vọng xây dựng Quốc tửu cho Việt Nam kia mà. Ông chủ Anh Đào có hẳn cái nhà máy rượu và đồ uống, có cả trăm cán bộ công nhân viên, thế thì nơi gia chủ đãi đằng bạn bè tri kỷ cũng phải cho xứng tầm mới đã.
     Giữa khu công nghiệp Phú Diễn san sát các nhà máy, xí nghiệp, hốt nhiên mọc lên một nhà máy Chế biến thực phẩm Anh Đào, một công viên xanh, lại có cả ao cá, lầu hóng mát, cây trái thì mùa nào thức ấy. Công nhân cứ tới mùa xoài, mùa táo, mùa vải, mùa nhãn...lại có thức dùng, còn ông chủ thì có thể đãi đằng tri kỷ, bạn phương xa của mình ngay ở cái chòi hóng mát ven ao cá nhỏ. Xem thế thì cái hồn quê, phong thái “tri điền” trong ông chủ doanh nghiệp này vẫn sâu đậm vậy. Thử nghĩ xem: chiều mát ngay trong khuôn viên nhà máy, ông chủ có thể bày cây trái “vườn nhà”, cá dưới ao mà làm thức nhậu, đem Long tửu, Quốc tửu ra đãi đằng bạn bè thì thú quá đi chứ.
      Uống rượu có nhiều cách, có cái thú uống giữa chốn xô bồ, chân ngồi xếp bằng, tay bốc đồ nhậu, ra dáng anh hùng hảo hán, thế cũng là một lẽ. Trong chốn thanh bình với bạn bè tâm giao, rượu nhà vừa xuất, thức nhắm cùng vườn nhà thế cũng là một cách. Ông chủ của Anh Đào chọn cách này. Cũng vì thế mà ở Anh Đào, từ công nhân tới ông chủ cứ y như một gia đình lớn đang hối hả xây dựng một lối đi riêng và nắm cho bằng được cái cơ hội tạo dựng một thương hiệu Quốc tửu cho Việt Nam.
      Nếu cứ nói rằng thế e lại mải mê với rượu và thức nhắm mà quên đi cái trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp. Ông chủ của Công ty Anh Đào là người sáng lập và tài trợ chính của quỹ khuyến học Nguyễn Công Trứ, giải thưởng Nguyễn Công Trứ dành cho học sinh các cấp tại huyện Kim Sơn; Giải thưởng Yết Kiêu bảo trợ cho con em cựu chiến binh lực lượng đặc công nước Hải quân; lại có cả giải thưởng  Anh Đào dành cho con em của cán bộ công nhân viên công ty Anh Đào.
     Bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp làm nên cái thương hiệu mà ở Anh Đào ta thấy rõ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ một cơ sở sản xuất gia đình, Anh Đào trở thành một thương hiệu mạnh trong làng đồ uống vốn rất nhiều tên tuổi lớn.
Theo: vanhoaruou.com

Ca Dao về Rượu


Ca Dao về Rượu

Rượu chè cờ bạc lu bù
Hết tiền đã có mẹ cu bán hàng
***
Rượu ngon cái cặn cũng ngon
Thương em chẳng luận chồng con mấy đờị
***
Rượu men tẩn mẩn tê mê
Mảng theo con đĩ bỏ bê việc nhà
***
Rượu nằm trong nhạo chờ nem
Qua nằm thuyền vắng chờ em một mình
***
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Gái nào là gái chẳng vì chồng hay ghen?
***
Rượu nào là rượu chẳng nồng
Trai nào chẳng khoái Lan, Hồng, Cúc, Mai ?
***
Rượu nào rượu lại say người
Bớ người say rượu chớ cười rượu say
***
Rượu ngon bất luận be sành
Rách mà khéo vá hơn lành vụng may
***
Rượu ngon bất luận ve chai
Thương em bất luận sợ ai chê cười
***
Rượu ngon trong hũ rót ra
Để lâu cũng nhạt nữa là duyên em
***
Rượu nhạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
***
Rượu say vì bởi men nồng
Vợ mà biết ở ắt chồng phải theo
***
Rượu song chung rót đãi đôi đàng
Đền ơn cha mẹ các bạn vàng thay anh
***
Rượu tăm thịt chó nướng vàng
Mời đi đánh chén cách làng cũng đi
” St ”